Khớp cắn chuẩn được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến thẩm mỹ và khả năng ăn nhai của hàm răng. Chính vì vậy, bạn cần xác định chính xác tình trạng của khớp cắn để có cách điều chỉnh hiệu quả giúp hàm răng cân đối và hài hòa hơn. Vậy tiêu chí để đánh giá khớp cắn chuẩn là gì? Làm thế nào để có khớp cắn chuẩn?
1. Khớp cắn chuẩn là như thế nào?
Để hiểu được khớp cắn chuẩn, đầu tiên chúng ta cần biết “khớp cắn” là gì? Khớp cắn là sự tương quan giữa hàm trên và hàm dưới về độ tương xứng của răng và xương hàm.
Khớp cắn chuẩn là trạng thái đạt được tỷ lệ cân xứng đẹp và đều giữa hai hàm, đồng thời cân xứng giữa xương hàm và răng.
Dưới đây là các tiêu chí đánh giá khớp cắn chuẩn:
- Đạt sự tương quan hài hòa với những bộ phận khác của khuôn mặt như mắt, mũi, trán… tạo cảm giác ưa nhìn ở cả góc nghiêng và nhìn thẳng.
- Đạt sự cân xứng nhất định giữa hàm trên và hàm dưới. Hai hàm răng cắn khít vào nhau. Răng cửa hàm trên không che lấp quá 25% thân răng cửa hàm dưới khi ngậm miệng.
- Sử dụng một trục thẳng dọc trùng với vị trí kẽ răng giữa 2 răng cửa và thấy 2 phần của khuôn mặt vẫn đối xứng, không bị lệch sang trái hoặc phải.
- Với khớp cắn răng chuẩn, khuôn mặt đạt tỷ lệ vàng với ba phần: vị trí từ chân tóc đến đầu mũi, từ đầu mũi đến gốc mũi và từ gốc mũi đến hết cằm.
- Người có khớp cắn chuẩn thường có xương hàm nhọn và không bị thô kệch.
Ngược với khớp cắn chuẩn là tình trạng sai lệch khớp cắn phổ biến như khớp cắn hô, khớp cắn ngược, khớp cắn hở, khớp cắn sâu, khớp cắn chéo với những biểu hiện khác nhau.
2. Tiêu chí để đánh giá một khớp cắn chuẩn
4 tiêu chí dưới đây sẽ giúp bạn xác định chính xác một khớp cắn chuẩn:
2.1 Tương quan hài hòa giữa hàm răng và khuôn mặt
Khớp cắn chuẩn cần có một tỷ lệ hợp lý, tạo nên sự tương quan hài hòa giữa 3 bộ phận là mắt – mũi – trán. Khoảng cách giữa các phần này sẽ có một sự cân xứng nhất định, giúp khuôn mặt ưa nhìn dù ở góc nghiêng hay nhìn thẳng.
2.2 Tương quan hài hòa giữa hàm trên và hàm dưới
Hai hàm răng bình thường của khớp cắn chuẩn cũng phải có sự tương xứng với nhau. Cụ thể, nhóm răng trước hàm trên (răng cửa, răng nanh) trùm bên ngoài nhóm răng trước hàm dưới. Có sự tiếp xúc của răng cửa hàm dưới với răng cửa hàm trên khoảng 2/3 thân răng khi ở trạng thái nghỉ.
Nhóm răng sau là các răng hàm thì sẽ có sự tiếp xúc ở mặt ăn nhai giữa hai hàm, khi cắn sẽ sát khít với nhau và không bị kênh cộm. Đồng thời, mỗi chiếc răng sẽ đối xứng với chiếc răng tương tự ở hàm còn lại.
2.3 Trục đối xứng chuẩn
Khớp cắn đúng chuẩn hay không có thể xác định dựa trên trục đối xứng của khuôn mặt. Đây là một đường thẳng dọc theo sống mũi chia khuôn mặt thành 2 phần. Nếu người này có khớp cắn chuẩn thì trục đối xứng sẽ chia đều trán, mũi, khuôn miệng, hàm răng và cằm thành 2 phần bằng nhau, không bị lệch bất cứ bên nào.

2.4 Tỷ lệ vàng của khuôn mặt
Khuôn mặt đạt tỷ lệ vàng với khớp cắn chuẩn khi 3 phần của khuôn mặt cân đối, hài hòa. Ba phần này được chia như sau: vị trí từ chân tóc đến đầu mũi; từ đầu mũi đến gốc mũi và từ gốc mũi đến hết cầm.
Đồng thời, khớp cắn chuẩn phải có khuôn mặt thon dần khi đi về phía cằm, xương hàm nhọn và không bị thô kệch. Khi cười không bị méo hay lệch mà vẫn đảm bảo độ cân xứng.
3. Các phương pháp để sở hữu hàm răng chuẩn khớp cắn
Nếu bạn chưa sở hữu khớp cắn chuẩn, đừng quá lo lắng. Sự phát triển vượt bậc của nha khoa ngày nay có thể khắc phục vấn đề này bằng nhiều phương pháp.
3.1. Phẫu thuật chỉnh hàm
Phẫu thuật được áp dụng trong các trường hợp bệnh nhân sai lệch khớp cắn nặng do xương. Tùy vào mức độ sai lệch khớp cắn mà bác sĩ sẽ lập phác đồ điều trị thích hợp.
Ưu điểm
- Cải thiện được tình trạng lệch hàm, lệch khớp cắn, thay đổi diện mạo của gương mặt và cải thiện chức năng ăn nhai của bệnh nhân.
- Thực hiện nhanh chóng, hiệu quả lâu dài.
Hạn chế
- Chi phí thực hiện cao hơn chi phí chỉnh nha thông thường.
- Đây là kỹ thuật khó, đòi hỏi phải thực hiện bởi bác sĩ giỏi. Nếu không sẽ dẫn đến một số rủi ro: bệnh nhân mất quá nhiều máu, nhiễm trùng, tổn thương thần kinh… khá nguy hiểm.
Trên thực tế, đa số bệnh nhân sai lệch khớp cắn đều chọn phương pháp niềng răng thay vì phẫu thuật nhằm đảm bảo an toàn tối đa.
3.2. Niềng răng (chỉnh nha)
Niềng răng là phương pháp sử dụng khí cụ nha khoa chuyên dụng để dịch chuyển các sai lệch răng và xương hàm về đúng vị trí, giúp mang đến hàm răng chuẩn khớp cắn và nụ cười cân đối. Thời gian niềng răng có thể diễn ra 2 – 2,5 năm tùy vào từng bệnh nhân.
Ưu điểm
- Giúp đưa khớp cắn về đúng chuẩn sinh lý, đảm bảo sự cân đối giữa hàm trên và hàm dưới.
- Chi phí hợp lý, phù hợp với hầu hết đối tượng.
- Đảm bảo tính thẩm mỹ cao, trải nghiệm cảm giác niềng như không niềng nếu bạn chọn phương pháp Invisalign.
- Giữ gìn răng gốc, bảo tồn răng, giữ sức khỏe răng miệng lâu dài.
Hạn chế
- Mắc cài kim loại có thể gây vướng víu khi ăn nhai và kém thẩm mỹ khi giao tiếp.
- Đòi hỏi bạn phải dành thời gian và đầu tư chi phí để có được hành trình tìm về khớp cắn chuẩn thuận lợi và kết thúc hiệu quả.