CẢNH BÁO: Tác Hại Khi Không Lấy Cao Răng Định Kỳ?
Việc không lấy cao răng định kỳ có thể dẫn đến sâu răng, răng ố vàng, viêm nướu, hơi thở có mùi,… và rất nhiều những hệ lụy khác nữa. Hãy cùng Nha Khoa Dr Thuần tìm hiểu những tác hại khi không lấy cao răng định kỳ qua bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân tạo nên cao răng
Nguyên nhân chính gây ra cao răng là do sự tích tụ của mảng bám và khoáng chất có trong nước bọt của chúng ta. Cao răng có thể bao phủ bên ngoài răng và xâm lấn vào bên dưới đường viền nướu.
Đặc tính của cao răng giống như một lớp chăn xốp mỏng bám lên răng. Do đó, thức ăn và đồ uống có thể dễ dàng bám vào làm ố răng.
Nguy hiểm hơn nữa, cao răng (vôi răng) không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn là địa điểm cư ngụ của nhiều loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe cơ thể nói chung.
Cứ nghĩ có cao răng là việc hết sức bình thường nhưng nếu không được lấy định kỳ nó có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng cho răng miệng của bạn.
2. Tác hại nếu không lấy cao răng định kỳ?
Thực tế, có rất ít người đến nha khoa để lấy cao răng đúng hẹn vì họ thường nghĩ đó là việc không cần thiết, có thể trì hoãn được. Nhưng mọi người lại không ngờ rằng nếu không điều trị định kỳ, cao răng sẽ gây ra nhiều tác hại cho răng miệng của họ. Điển hình như:
- Hơi thở có mùi hôi: Cao răng bám dày trên răng gây cản trở cho việc vệ sinh răng miệng, dễ gây ra tình trạng hơi thở có mùi hôi.
- Viêm nướu, viêm nha chu: Vi khuẩn trong vôi răng gây kích ứng nướu răng, tình trạng viêm nướu ở mức độ nhẹ có thể xảy ra với các triệu chứng như nướu sưng, đỏ, chảy máu nướu…
Nghiêm trọng hơn, nếu trong thời gian dài không được theo dõi loại bỏ cao răng và vệ sinh đúng cách, bạn sẽ mắc bệnh viêm nha chu, lợi tụt xuống không thể giữ được răng gây ra ê buốt, răng lung lay và hậu quả cuối cùng là mất răng.
- Phá hủy men răng, sâu răng: Cao răng còn là nơi trú ngụ lý tưởng của các loại vi khuẩn gây nên bệnh răng miệng. Các vi khuẩn này lên men đường trong thức ăn tạo acid và các hợp chất có tính acid làm phá hủy men răng, dẫn đến sâu răng.
- Gây mất thẩm mỹ: Vì cao răng xốp nên nó sẽ dễ dàng bắt màu khi bạn ăn uống. Từ đó, dẫn đến hàm răng bị ố vàng và thậm chí là đen bề mặt răng.
- Gây bệnh ở niêm mạc miệng: Các vi khuẩn bám trên cao răng còn là nguyên nhân của các bệnh nguy hiểm như viêm tủy ngược dòng, cùng với các bệnh ở niêm mạc miệng: viêm niêm mạc miệng, lở miệng, viêm amidan, viêm họng,…
3. Thời gian thích hợp để lấy cao răng
“Vậy bao lâu thì phải đi lấy cao răng 1 lần?” Đây có lẽ là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều người?
Theo các chuyên gia thì 3-6 tháng là thời gian thích hợp nhất để lấy cao răng 1 lần. Tùy theo mức độ hình thành cao răng mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn, cụ thể như sau:
- Người có men răng láng bóng, sức khỏe răng miệng tốt, cao răng hình thành ít nên lấy khoảng 6 tháng/lần.
- Người có men răng sần sùi, dễ tích tụ các mảng bám thức ăn dư thừa, thường xuyên uống trà, cà phê, hút thuốc nên lấy cao răng 3-4 tháng/lần.
4. Một số cách ngăn ngừa việc hình thành cao răng
Để giảm lượng mảng bám trong miệng và kiểm soát sự tích tụ cao răng, mọi người hoàn toàn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản tại nhà như sau:
- Sử dụng kem đánh răng ngăn ngừa cao răng: Kết quả của một nghiên cứu nha khoa đã chỉ ra rằng những người sử dụng kem đánh răng kiểm soát cao răng có gần 35% lượng cao răng ít hơn so với những người sử dụng kem đánh răng có fluor thông thường.
- Chải răng đúng cách: Đến nay, rất người còn chưa phát hiện ra mình đang đánh răng không đúng cách.
Cách đánh răng tốt nhất là để mặt bàn chải nghiêng 45 độ so với bề mặt răng, đưa theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ. Để dễ tưởng tượng, các bạn có thể nhìn hình minh họa dưới đây:
Cuối cùng, bạn nên chải răng mỗi hàm với thời gian tối thiểu 1-2 phút và không nên dùng lực quá mạnh.
- Sử dụng các miếng dán làm trắng răng: Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy những người sử dụng miếng dán làm trắng chứa hợp chất hydrogen peroxide với pyrophosphate hàng ngày trong ba tháng có ít cao răng hơn so với người không sử dụng khoảng 30%.
- Sử dụng trái cây tươi và rau quả: Có thể bạn không biết trái cây tươi và các loại rau củ quả thúc đẩy quá trình nhai kỹ và do đó tiết nước bọt, những thực phẩm này có thể giúp rửa sạch một số vi khuẩn tạo mảng bám trong miệng của bạn. Tương tự với kẹo cao su không đường cũng vậy.
- Sử dụng dung dịch súc miệng: Nhiều người cứ nghĩ chỉ đánh răng thôi là đủ, cần gì phải dùng nước súc miệng. Nhưng thực chất, dung dịch súc miệng có tính kháng khuẩn và diệt khuẩn rất cao nên có khả năng hỗ trợ việc xử lý các vi khuẩn trong khoang miệng của bạn.
Khi cao răng hình thành, chúng ta nên đến nha sĩ để giải quyết các vấn đề về cao răng. Nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để thực hiện việc lấy cao răng. Bởi nếu các dụng cụ hay thiết bị không được tiệt trùng nghiêm ngặt thì trong quá trình cạo vôi răng mà bị chảy máu, nó dẫn đến nguy cơ lây nhiễm có thể xảy ra.
Nha khoa Dr Thuần – địa chỉ lấy cao răng ở Ninh Bình uy tín, chất lượng. Các bác sĩ hàng đầu của chúng tôi luôn khuyến cáo mọi khách hàng đặt lịch khám nha khoa ít nhất 2 lần/năm để nắm vững mọi tình hình và thông tin sức khỏe răng miệng của mình.
Dịch vụ lấy cao răng ở Ninh Bình của Nha khoa Dr Thuần luôn được khách hàng tin chọn và đánh giá cao bởi tay nghề chuyên môn của các bác sĩ, hệ thống máy móc hỗ trợ chuẩn Châu Âu và đặc biệt đảm bảo các yếu tố: Nhanh chóng, chính xác và không gây khó chịu cho bệnh nhân.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, đừng ngần ngại kết nối với Bác sĩ của Nha khoa Dr Thuần theo Contact dưới đây:
- Sđt: 02293 610 222 – 0912 869 838
- Fanpage: Nha Khoa Dr Thuần và Cộng Sự – Tp Ninh Bình
- Trang web: https://nhakhoadrthuan.com/
- Email: nkdrthuan@gmail.com
- Địa chỉ: 94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
NHA KHOA DR THUẦN & CỘNG SỰ
Địa chỉ:
94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình
Hotline 1:
02293 610 222
Hotline 2:
0912 869 838
Email:
nkdrthuan@gmail.com
Website: https://nhakhoadrthuan.com