Hàm tháo lắp

  1. Trồng răng giả tháo lắp là gì?

          Răng giả tháo lắp là thiết bị nha khoa có hình dáng tương tự hàn răng con người. Với kết cấu gồm 1 nền nhựa hồng có gắn răng bên trên, hàm tháo lắp được đeo trực tiếp vào miệng của người bị mất răng.

          Trồng răng tháo lắp là kỹ thuật tái tạo răng mất đầu tiên của con người hiện đại. Với lịch sử hơn 100 năm, cho tới nay đây vẫn là kỹ thuật được ưa chuộng dù có nhiều kỹ thuật hiện đại hơn ra đời.

HTL

  1. Ưu nhược điểm của kỹ thuật trồng răng giả tháo lắp

Tương tự như nhiều dịch vụ nha khoa hay sản phẩm thông thường, hàm giả tháo lắp có những ưu nhược điểm riêng.

2.1 Ưu điểm

Không xâm lấn răng thật

Bác sĩ dựa trên vị trí răng mất, số lượng răng mất để chế tạo ra hàm giả tháo lắp cho khách hàng đeo trực tiếp vào miệng, bù đắp vào khoảng trống răng bị mất.

Do vậy toàn bộ răng thật còn lại, mô nướu hoặc lợi hoàn toàn không yêu cầu phải điều chỉnh hay xâm lấn. Bác sĩ chỉ đơn giản là lấy dấu răng, chế tạo răng sứ và giao sản phẩm cho khách hàng.

Chi phí rẻ

Phương pháp trồng răng giả tháo lắp không yêu cầu kỹ thuật cao, nguyên vật liệu chế tạo hàm giả giá thành rẻ nên chi phí dịch vụ tới tay khách hàng cũng rất hợp lý.

Nếu so sánh với các phương pháp tái tạo răng mất khác, hàm tháo lắp đang là dịch vụ có chi phí thấp nhất, thậm chí rẻ hơn gấp 4 – 5 lần các dịch vụ còn lại.

Dễ vệ sinh, làm sạch

Hàm tháo lắp cho phép khách hàng tháo ra lắp vào dễ dàng (trừ một số loại dụng cụ đặc biệt). Do vậy mỗi khi sử dụng xong, khách hàng có thể tháo ra vệ sinh rất đơn giản.

HTL1

2.2 Nhược điểm

Độ bền không cao

Mặc dù răng giả tháo lắp dùng chính mô nướu của khách hàng làm giá đỡ, tuy nhiên do vật liệu chỉ được làm từ nhựa nên nhìn chung độ bền sẽ không cao.

Thậm chí một số loại hàm giả tháo lắp sử dụng răng nhựa thì độ bền lại càng kém. Răng nhựa sẽ không chịu được các tác động mạnh trong quá trình ăn nhai, dễ gãy vỡ hoặc hỏng.

Dễ xô lệch khi ăn nhai

Hàm tháo lắp chỉ gắn một cách hời hợt vào miệng của khách hàng, do vậy mỗi khi ăn nhai sẽ dễ bị xô lệch hoặc trượt.

Thậm chí nếu sử dụng một thời gian, độ bám dính trên nướu bị suy giảm thì hàm tháo lắp còn dễ bị xô lệch ngay cả khi ăn đồ mềm.

Tính thẩm mỹ kém

Màu sắc của hàm tháo lắp tương đối nhợt nhạt, thiếu sức sống và không quá tương đồng với màu răng tự nhiên. Do vậy khi nói chuyện thì người đối diện rất dễ biết bạn đang trồng răng giả tháo lắp.

Chưa kể tới trường hợp hàm giả suy giảm chất lượng, đôi khi còn bị tuột hoặc văng ra ngay trong lúc nói chuyện hoặc giao tiếp.

Dễ gây viêm hoặc loét miệng

Do hàm giả tháo lắp liên tục có sự chuyển động trong khoang miệng, vì thế sẽ tạo ra các va chạm với nướu lợi và niêm mạc miệng, từ đó dễ gây ra tình trạng viêm hoặc loét.

Đặc biệt với những loại hàm giả có chất lượng gia công kém, vật liệu không đảm bảo thì tỷ lệ viêm loét miệng lại càng cao.

 

Không ngăn ngừa tiêu xương hàm.

Trồng răng giả tháo lắp không tạo ra được chuyển động của chân răng trong xương hàm, do vậy sau một vài năm xương hàm sẽ dần bị tiêu biến.

Khi đó nướu sẽ bị tụt dần xuống và khiến hàm giả tháo lắp không còn vừa với khuôn miệng của người sử dụng.

  1. Có những loại hàm tháo lắp nào?

3.1 Hàm giả tháo lắp toàn phần

Trồng răng giả tháo lắp toàn phần được sử dụng cho những người mất toàn bộ răng hoặc chỉ còn sót lại 2 – 3 chiếc răng.

Hàm giả toàn bộ do cần tới 12 – 14 chiếc răng bên trên nên thường sẽ có phần nền nhựa khá lớn, thậm chí là bao phủ cả vòm miệng.

HTL2

 

3.2 Hàm tháo lắp bán phần

Hàm giả bán phần phù hợp cho những người chỉ mất ít răng (<50% số răng 1 hàm). Vị trí răng mất có thể liền nhau hoặc cách xa nhau.

Tại những vị trí vẫn còn răng tự nhiên, hàm tháo lắp sẽ chỉ có phần mô nướu giả chứ không có răng. Tùy thuộc vào vị trí răng bị mất, bác sĩ có thể tư vấn bổ sung khung kim loại hay khung liên kết vào hàm giả hay không.

Nếu vị trí răng mất không quá xa nhau, khách hàng có thể sử dụng loại hàm tháo lắp linh hoạt bán phần hoàn toàn bằng nhựa.

Nếu vị trí mất răng cách xa nhau, một khung kim loại hoặc một cấu trúc liên kết sẽ được bổ sung để nâng cao độ bền và khả năng neo bám của hàm giả.

HTL3

 

Hàm khung kim loại Titan, Inox

Các loại hàm tháo lắp bổ sung khung kim loại thường dùng với mục đích gia tăng độ chắc chắn & giữ răng cố định tốt hơn.

Để phù hợp với môi trường răng miệng thì Titan hoặc Inox thường được sử dụng phổ biến nhất.

Do kết cấu khung kim loại nên kiểu trồng răng tháo lắp này khiến khách hàng tốn nhiều chi phí hơn, dễ bị lộ khung kim loại khi trò chuyện hoặc cười nói & cần nhiều thời gian làm quen với hàm giả hơn.

HTL4

Hàm khung liên kết Attachment

Trồng răng giả tháo lắp Attachment là kiểu hàm giả được liên kết với răng thật thông qua móc cài.

Trong đó, một đầu móc cài sẽ được gắn vào mặt sau của răng tự nhiên, hàm giả cho những răng bị mất sẽ kết nối với móc cài thông qua một đầu khớp phù hợp.

Hàm Attachment được sử dụng để khắc phục nhược điểm về thẩm mỹ của hàm khung tháo lắp kim loại. Các attachment nhỏ gọn sẽ không bị lộ ra mỗi khi giao tiếp như hàm kim loại.

HTL5

 

  1. Trồng răng tháo lắp mất bao lâu, quy trình thế nào?

Để hoàn tất một quy trình trồng răng với hàm giả tháo lắp sẽ mất từ 2 – 3 ngày làm việc. 1 ngày để thăm khám và lấy dấu răng, 1 – 2 ngày để nha khoa chế tạo hàm giả và giao cho khách hàng.

Một quy trình làm hàm tháo lắp cơ bản tại Nha Khoa Dr Thuần diễn ra theo các bước sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Bước đầu tiên trong quy trình trồng răng tháo lắp, bác sĩ thực hiện kiểm tra tình trạng răng của khách hàng.

Bước 2: Lấy dấu răng

Nha sĩ lấy dấu răng thực tế của khách hàng bằng máng hoặc máy quét 3D chuyên dụng. Mẫu dấu răng thu được sẽ chuyển ngay cho bộ phận kỹ thuật để chế tác hàm giả.

Bước 3: Chế tạo hàm giả tháo lắp

Kỹ thuật viên tiến hành chế tạo hàm giả tháo lắp theo mẫu dấu răng gửi từ bác sĩ. Thời gian thực hiện phụ thuộc vào trình độ, tay nghề và độ sẵn có của nguyên vật liệu

Bước 4: Phục hình tháo lắp cho khách hàng

Khách hàng quay lại nha khoa để tiến hành phục hình hàm giả. Bác sĩ sẽ lắp và tháo mẫu cho khách hàng. Cuối cùng hướng dẫn khách hàng cách sử dụng tại nhà.

  1. Làm răng tháo lắp có đau không?

Hàm tháo lắp không hề xâm lấn hay yêu cầu phẫu thuật hoặc mài răng, do vậy sẽ không có cảm giác đau nhức trong và sau khi phục hình.

  1. Một số lưu ý khi dùng hàm tháo lắp

Để sử dụng hàm giả tháo lắp hiệu quả nhất & đảm bảo độ bền tốt nhất thì bạn cần lưu tâm tới một số vấn đề sau:

  • Hạn chế sử dụng thực phẩm quá cứng, đậm màu, nhiều axit,..
  • Vệ sinh hàm tháo lắp ít nhất 2 lần mỗi ngày (sáng và tối)
  • Tháo và rửa sạch hàm giả bằng nước sau mỗi lần ăn uống (Chải răng hoặc súc miệng nếu dùng hàm tháo lắp cố định)
  • Ngâm hàm giả trong dung dịch tẩy rửa chuyên dụng qua đêm để làm sạch mảng bám & ngăn ngừa vi khuẩn
  • Tái khám nha khoa định kỳ để bác sĩ kiểm tra độ bền, độ bám của hàm giả.

Trồng răng với hàm giả tháo lắp nên được sử dụng đúng đối tượng, đúng trường hợp. Bạn nên liên hệ Hotline 02293.610.222 – 0912.869.838 để được hỗ trợ tư vấn phương pháp phù hợp nhất.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
NHA KHOA DR THUẦN & CỘNG SỰ
Địa chỉ: 94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình
Hotline 1: 02293 610 222
Hotline 2:
0912 869 838
Email: nkdrthuan@gmail.com
Website: https://nhakhoadrthuan.com

Bài viết liên quan

Niềng răng cho trẻ em
Niềng răng cho trẻ em
Niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài
Cấy ghép Implant
Cấy ghép Implant
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ