Viêm nha chu là gì? Cách chữa trị viêm nha chu hiệu quả

Viêm nha chu là một bệnh răng miệng cực kỳ nghiêm trọng nếu không được phát hiện kịp thời và xử lý sẽ khiến răng lung lay thậm chí mất răng. Vậy viêm nha chu là gì? Cách chữa trị viêm nha chu ra sao chúng ta cùng tìm hiểu.

1.Viêm nha chu là gì?

Viêm nha chu là tình trạng nướu và các vùng xung quanh răng bị viêm nhiễm, khiến răng trở nên mất liên kết và lung lay.

 Thời gian đầu viêm nha chu chỉ ảnh hưởng đến phần nướu răng, nhưng nếu không kịp thời chữa trị nó sẽ phát triển và ảnh hưởng đến toàn bộ răng khiến răng bị gãy rụng.

viêm nha chu tiến triển thành viêm nướu

Bệnh viêm nha chu tiến triển thành viêm nướu

2.Cách chữa trị viêm nha chu hiệu quả

2.1.Điều trị khẩn cấp

Khi phát hiện ổ mủ (áp xe) ở vùng nướu hoặc niêm mạc do bệnh viêm nha chu, cần áp dụng phương pháp điều trị khẩn cấp. Trong trường hợp này, bác sĩ hoặc nha sĩ nha chu sẽ hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh và kháng viêm để giảm các triệu chứng.

Phương pháp điều trị này chỉ mang tính tạm thời vì viêm nha chu sẽ chuyển sang trạng thái mãn tính và xuất hiện các cơn viêm cấp tính theo chu kỳ.

2.2.Điều trị phẫu thuật

- Phẫu thuật vạt: Bác sĩ nha chu rạch một đường theo viền nướu, nhấc mô nướu để tiếp cận và làm sạch chân răng. Trong trường hợp bệnh nha chu gây mất xương, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại xương trước khi khâu lại mô nướu. Sau khi lành vết thương, việc làm sạch các khu vực xung quanh răng sẽ dễ dàng hơn và duy trì mô nướu khỏe mạnh.

- Ghép xương: Nếu người bệnh bị mất xương nhiều, nha sĩ hoặc bác sĩ nha chu sẽ đề nghị ghép xương. Bác sĩ đặt vật liệu ghép xương vào các vùng thiếu mô xương (vật liệu là xương của chính người bệnh, xương được hiến tặng hoặc vật liệu tổng hợp). Mảnh ghép đóng vai trò quan trọng như một khung hỗ trợ cho việc phát triển xương mới. Mục đích là để giảm nguy cơ nhiễm trùng và mất răng trong tương lai.

- Ghép nướu: Bệnh nha chu khiến mô nướu bị kéo ra khỏi răng gây tụt nướu và làm lộ chân răng, khiến chúng trông dài hơn. Để thay thế mô bị mất xung quanh răng, bác sĩ nha chu sẽ đề xuất ghép nướu. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ đặt một mảnh ghép mô xung quanh răng bị ảnh hưởng và khâu nó vào đúng vị trí (lấy mô từ vòm miệng của người bệnh, mua từ ngân hàng mô và xương được cấp phép). Phẫu thuật ghép nướu giúp che lấp chân răng lộ, cải thiện vẻ đẹp của nụ cười và giảm nguy cơ tụt nướu.

- Tái tạo mô có hướng dẫn: Phương pháp này giúp tái tạo lại xương bị phá hủy. Bác sĩ nha chu sẽ đặt một màng tương thích sinh học đặc biệt giữa xương hiện có và răng. Màng này giữ các mô và kích thích sự phát triển của xương trở lại.

- Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): PRP (Plasma giàu tiểu cầu) hỗ trợ tái tạo mô xương hoặc nướu khi bị mất. Bác sĩ sẽ sử dụng mẫu máu của bệnh nhân để lấy huyết tương giàu tiểu cầu. Mẫu máu này được xử lý bằng phương pháp ly tâm để phân tách huyết tương ra khỏi các tế bào hồng cầu và bạch cầu. Tiếp theo, huyết tương giàu tiểu cầu được đặt vào những khu vực thiếu hụt với mục đích kích thích quá trình phát triển xương mới.

 

2.3.Điều trị không phẫu thuật

Các phương pháp điều trị không cần phẫu thuật thường hiệu quả với bệnh nha chu nhẹ đến trung bình bao gồm:

- Thuốc kháng sinh: nha sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh uống hoặc áp dụng thuốc kháng sinh trực tiếp dưới nướu để chống nhiễm trùng.

- Cạo vôi và làm sạch gốc răng: quy trình này bao gồm cạo vôi răng và làm sạch gốc răng tương tự như việc làm sạch thông thường. Để làm tê nướu, người bệnh được tiến hành gây tê cục bộ.

Bác sĩ loại bỏ vi khuẩn ẩn sâu bên dưới đường viền nướu và làm mịn bề mặt chân răng, ngăn chặn sự hình thành mảng bám và tích tụ của vi khuẩn. Sau 1 tháng từ quá trình cạo vôi, cần tái khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng nướu và đánh giá hiệu quả điều trị.

2.4.Điều trị duy trì

Sau khi đã được điều trị kịp thời và đạt tình trạng ổn định, bệnh nhân nên thăm khám định kỳ để theo dõi sức khỏe của nướu.

3.Cách phòng bệnh viêm nha chu

tái khám định kỳ trong suốt quá trình niềng răng trong suốt clear aligner

Khám răng định kì để phát hiện kịp thời bệnh về răng miệng

Để ngừa bệnh nha chu, việc tạo thói quen chăm sóc răng miệng rất quan trọng. Bắt đầu chăm sóc răng miệng từ khi còn nhỏ và duy trì thói quen này suốt cuộc đời là cách hiệu quả nhất.

- Chăm sóc răng miệng tốt: Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày trong 2 phút, vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Ngoài ra, sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày trước khi chải răng để loại bỏ thức ăn và vi khuẩn còn sót lại.

- Thăm khám nha khoa định kỳ: Gặp nha sĩ định kỳ để làm sạch răng từ 6 – 12 tháng 1 lần. Người bệnh có nguy cơ cao mắc bệnh nha chu như bị khô miệng, sử dụng thuốc hoặc hút thuốc,… cần vệ sinh nha khoa thường xuyên hơn.

Bài viết này đã cung cấp cho bạn thông tin về bệnh viêm nha chu, cách điều trị và phòng ngừa. Mong các bạn sẽ có kiến thức bảo vệ răng miệng của mình.


Bảng giá nha khoa Dr Thuần

Nha khoa Dr Thuần và cộng sự

 

 



Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
NHA KHOA DR THUẦN & CỘNG SỰ
Địa chỉ: 94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình
Hotline 1: 02293 610 222
Hotline 2:
0912 869 838
Email: nkdrthuan@gmail.com
Website: https://nhakhoadrthuan.com

Bài viết liên quan

4 khác biệt tạo nên Nha Khoa Dr.Thuần uy tín
4 khác biệt tạo nên Nha Khoa Dr.Thuần uy tín
Niềng răng invisalign và 5 ưu điểm vượt trội
Niềng răng invisalign và 5 ưu điểm vượt trội
BỌC RĂNG SỨ THẨM MỸ LÀ GÌ? QUY TRÌNH NHƯ THẾ NÀO?
BỌC RĂNG SỨ THẨM MỸ LÀ GÌ? QUY TRÌNH NHƯ THẾ NÀO?
NHỔ RĂNG SỐ 8 CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? NHỮNG LƯU Ý SAU KHI NHỔ
NHỔ RĂNG SỐ 8 CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? NHỮNG LƯU Ý SAU KHI NHỔ