Điều trị nha chu

Nha chu là gì?

–         Nha chu là một tổ chức xung quanh răng, có chức năng chống đỡ răng vững chắc. Nha chu bao gồm: nướu răng, xương ổ răng, dây chằng, lợi và gai lợi (phần nhô ra của nha chu nằm ở phía dưới các răng).

–         Mỗi bộ phận này có vai trò riêng: nướu răng ôm sát chân răng, bảo vệ mô mềm nhạy cảm phía dưới và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn; xương ổ răng, dây chằng nối liền răng với xương giữ cho chân răng vững chắc.

Viêm nha chu là gì?

          Viêm nha chu là một bệnh nhiễm trùng nướu, gồm viêm lợi và viêm nha chu phá huỷ. Về lâu dài, nướu không còn khả năng bám vào chân răng, tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập, phát triển, phá huỷ xương ổ răng , hình thành các túi nha chu.

          Viêm nha chu xảy ra khi bệnh đã diễn biến ở giai đoạn nghiêm trọng, làm tổn thương mô mềm và phá huỷ xương xung quanh răng. Viêm nha chu có thể khiến răng bị lỏng hoặc dẫn đến mất răng.

          Tìm ra đúng nguyên nhân và phương pháp điều trị đúng đắn thì phương pháp này hoàn toàn điều trị được triệt để. Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Giữ thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày và đi khám định kỳ để phòng ngừa bệnh cũng như giảm cơ hội phát triển nặng hơn của bệnh.

Biểu hiện viêm nha chu

viem nha chu cap 1

          Ở giai đoạn đầu, bệnh không có dấu hiệu rõ ràng, thường là không có biểu hiện gì, rất khó phát hiện. Theo dõi các dấu hiệu sau đây của bệnh diễn biến qua từng giai đoạn:

– Ở hai bên kẽ răng và chân răng xuất hiện các mảng bám

– Nướu bị sưng, có màu tươi, đỏ sẫm

– Nướu dễ chảy máu (nhất là khi đánh răng hoặc có khi tác động vào nướu)

– Cảm giác khó chịu không rõ rệt

– Túi nha chu hình thành giữa răng và nướu, tạo điều kiện trú ẩn “lý tưởng” cho các vi khuẩn có hại.

– Bắt đầu có hiện tượng tụt nướu. Nướu tụt ra khỏi răng, không bao chặt răng, giống như là tụt lợi, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

– Nướu thường xuyên chảy máu dù không có bất kỳ tác động nào.

– Răng bắt đầu lung lay

– Hơi thở có mùi hôi khó chịu

– Túi nha chu sâu hơn, vi khuẩn có hại tích tụ trong các túi nha chu nhiều hơn.

– Hình thành các túi mủ. Vôi răng hình thành trong các túi mủ này và không dễ dàng loại bỏ bằng các biện pháp vệ sinh răng miệng thông thường.

– Xương ổ răng bị phá huỷ

– Các răng bị lung lay và gặp khó khăn trong ăn nhai.

– Răng lung lay và rụng.

Biến chứng của bệnh nha chu

          Bệnh nha chu khi diến biến quá nặng và không được điều trị kịp thời có thể gây mất răng. Vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu xâm nhập qua đường máu của ngươi bệnh thông qua mô nướu, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim, phổi và các bộ phận khác của cơ thể như bệnh hô hấp, viêm khớp dạng thấp, bệnh động mạch vành hoặc đột quỵ. Vì vậy bệnh nha chu tiến hành tiến triển cần được vệ sinh nha khoa vào sâu trong các đường nướu.

Phân loại bệnh nha chu

Các loại viêm nha chu phổ biến gồm:

–         Viêm nha chu mãn tính. Đây là loại phổ biến nhất, thường xảy ra nhiều ở người trưởng thành. Loại này được gây ra bởi sự tích tụ mảng bám do vệ sinh không kỹ hình thành, theo thời gian sẽ phá huỷ nướu và xương, cuối cùng là mất răng nếu không được điều trị kịp thời.

–         Viêm nha chu tấn công. Bắt đầu từ khi còn bé hoặc ở thời gian đầu của tuổi trưởng thành. Loại này diễn biến nhanh chóng, người bệnh sẽ mất cả răng và xương nếu không được điều trị.

–         Viêm nha chu bị hoại tử, đặc trưng bởi mô nướu bị chết, dây chằng răng và xương khi không còn mô nướu hỗ trợ, thiếu nguồn cung cấp máu dẫn đến hoại tử và nhiễm trùng nặng. Loại này thường xảy ra ở những người có hệ thống miễn dịch bị ức chế như nhiễm HIV, điều trị ung thư, suy dinh dưỡng. Đây là loại diễn biến phức tạp nhất và khó điều trị nhất vì vậy người bệnh cần hết sức cẩn thận để phòng tránh.

 Đối tượng dễ mắc nha chu

          Những người dễ mắc bệnh nha chu:

–         Người đang bị viêm nướu

–         Không đánh răng thường xuyên

–         Người nghiện thuốc lá, lạm dụng chất gây nghiện

–         Người béo phì, người cao tuổi

–         Chế độ ăn uống thiếu chất, đặc biệt là vitamin C

–         Người đang uống một số loại thuốc gây khô miệng hoặc ảnh hưởng đến nướu.

–         Người đang điều trị ung thư hoặc mắc bệnh HIV/AIDS hệ thống miễn dịch suy giảm.

–         Người mắc các bệnh như tiểu đường, viêm khớp dạng thấp…

Nguyên nhân gây ra bệnh

a.      Mảng bám răng sẽ là yếu tố chính gây ra bệnh nha chu bởi mảng bám đó bao gồm rất nhiều vi khuẩn. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ sẽ gây ra viêm nha chu.

–         Mảng bám lâu ngày sẽ trở thành cao răng. Cao răng sẽ khó để loại bỏ hơn mảng bám vì nó cứng và bám chặt vào nướu cũng như thân răng.  Đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa cũng không thể loại bỏ cao răng mà cần có sự can thiệp của bác sĩ.

–         Mảng bám không được xử lý sẽ gây ra viêm nướu, một dạng viêm nha chu ở mức độ nhẹ. Cần điều trị viêm nướu để ngăn chặn nguy cơ dẫn đến bệnh nha chu. Viêm nướu có thể được chữa trị hoàn toàn khi được điều trị đúng cách và chăm sóc răng miệng đúng cách.

b.     Viêm nướu không được điều trị là nguyên nhân tiếp theo dẫn đến viêm nha chu.

–         Viêm nướu làm cho túi nha chu phát triển giữa nướu và răng chứa đầy mảng bám, cao răng, vi khuẩn và sẽ trở nên sâu hơn, chứa nhiều vi khuẩn hơn nếu để tình trạng này kéo dài.

–         Những nhiễm trùng này huỷ hoại mô nướu và xương, có thể là mất răng từ một đến vài cái. Ngoài ra, viêm mãn tính liên tục có thể gây căng thẳng, suy yếu hệ thống miễn dịch của người bệnh.

c.Trong thời gian mắc bệnh, nếu cơ thể người bệnh có các bệnh toàn thân thì cũng trở thành nguyên nhân đẩy nhanh diễn biến bệnh và khiến bệnh nha chu nghiêm trọng hơn, sức khoẻ toàn tân suy giảm, dễ bị vi khuẩn xâm nhập và tấn công.

Diễn biến của bệnh

Bệnh nha chu diễn biến qua 4 giai đoạn chính sau đây:

Giai đoạn 1: Hình thành các mảng bám

     Ở giai đoạn này, vi khuẩn có hại bắt đầu tích tụ lại ở chân răng, kẽ răng, viền lợi qua thức ăn thừa không được làm sạch kĩ và hình thành mảng bám, lâu dần hình thành nên vôi răng. Giai đoạn 1 thường không có dấu hiệu gì rõ rệt nên người bệnh không phát hiện ra.

Giai đoạn 2: Viêm nhiễm

     Theo thời gian, vôi răng bám chặt gây kích thích nướu, khiến nướu sưng phồng, nhạy cảm và dễ chảy máu khi có tác động như chải răng, ăn uống…

Giai đoạn 3: Hình thành túi nha chu

     Giữa răng và nướu sẽ hình thành túi nha chu (túi mủ) chứa vi khuẩn và chất mủ. Thường đến giai đoạn này bệnh đã tiến triển nặng, điều trị mất thời gian và khó khăn hơn.

Giai đoạn 4: Răng và ổ xương răng bị phá huỷ

     Các vi khuẩn tiếp tục tích tụ, sinh sôi và phát triển trong môi trường viêm nhiễm, làm phá huỷ khung xương ổ răng, khiến răng lung lay, lợi tụt xuống, dễ bị tổn thương. Trường hợp xấu nhất là phần nướu bị tổn thương nghiêm trọng và rụng răng.

     Trong quá trình diễn biến bệnh, các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra là đau vùng thái dương, tim mạch, nhiễm khuẩn huyết, tiểu đường, bệnh về đường hô hấp, sinh non nhẹ cân…

Quy trình điều trị

a. Khám chẩn đoán bệnh nha chu

     Khi có các dấu hiệu của bệnh nha chu, bác sĩ sẽ khám chuyên sâu và lập kế hoạch điều trị nha chu chi tiết. Bệnh nhân sẽ được đo túi mủ toàn bộ các răng để đánh giá tình trạng bệnh nha chu.

b. Tiến hành điều trị

Việc điều trị bệnh nha chu tuỳ thuộc vào mức độ của bệnh

–         Cạo vôi răng, bước đầu tiên và quan trọng trong quy trình điều trị nha chu. Với phương pháp cạo vôi bằng máy rung siêu âm sẽ giảm nguy cơ tối đa tổn thương cho nướu và không gây ảnh hưởng lên tuỷ răng.

– Điều trị:

+ Xử lý làm sạch gốc răng bị nha chu (Áp dụng với trường hợp nhẹ). Đây là phương pháp điều trị không phải phẫu thuật, phù hợp với giai đoạn phát triển bệnh nhẹ, khi mà túi nha chu không sâu lắm, độ mất bám dính ít.

+ Phẫu thuật nha chu (Áp dụng với trường hợp nghiêm trọng).

Trong trường hợp bệnh diễn bệnh nặng hơn thì cần phẫu thuật nướu, loại bỏ các túi nha chu sâu (> 5mm, mất bám dính nhiều, tiêu xương ổ răng trầm trọng, viêm túi dưới xương hoặc trong xương) để có thể điều trị dứt điểm.

Nhiều trường hợp bệnh nhân bị nha chu thường do răng viêm tuỷ lâu ngày bị biến chứng nên vẫn cần điều trị tuỷ. Trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng thuốc tê và các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch… thuốc gây tê mới buộc phải thay thế bằng thuốc diệt tuỷ.

Sau khi điều trị viêm nha chu, bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ về chế độ ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng. Để phòng ngừa bệnh tái phát, các bác sĩ khuyến cáo bện nhân phải kiểm tra định kỳ 3-6 tháng 1 lần để kiểm tra sức khoẻ sau điều trị và giảm nguy cơ tái phát của bệnh.

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
NHA KHOA DR THUẦN & CỘNG SỰ
Địa chỉ: 94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình
Hotline 1: 02293 610 222
Hotline 2:
0912 869 838
Email: nkdrthuan@gmail.com
Website: https://nhakhoadrthuan.com

Bài viết liên quan

Niềng răng cho trẻ em
Niềng răng cho trẻ em
Niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài
Cấy ghép Implant
Cấy ghép Implant
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ