Cấy tủy răng nhân tạo - Giải pháp hiện đại cho sức khỏe răng miệng

Cấy tủy răng nhân tạo là một phương pháp điều trị rất hiện đại trong nha khoa giúp khắc phục các vấn đề liên quan đến tủy răng bị tổn thương. Để có thể hiểu rõ hơn về phương pháp này thì nha khoa Dr Thuần mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

1.Cấy tủy răng nhân tạo là gì?

Cấy tủy răng nhân tạo là một phương pháp điều trị hiện đại trong nha khoa, giúp khắc phục các vấn đề liên quan đến tủy răng bị tổn thương. Quy trình này sử dụng tủy răng nhân tạo để thay thế tủy răng tự nhiên bị hư hại, mang lại hy vọng mới cho những người bị mất răng do tủy răng bị nhiễm trùng hoặc tổn thương.

Phương pháp cấy tủy nhân tạo

Phương pháp cấy tủy răng nhân tạo

2.Lợi ích của cấy tủy răng nhân tạo

2.1.Khôi phục chức năng của răng

Cấy tủy răng nhân tạo khôi phục chức năng cắn, nhai và nói chuyện dễ dàng hơn, phát âm chuẩn.

2.2.Bảo vệ răng khỏi vi khuẩn

Cấy tủy răng nhân tạo giúp cho răng được bảo vệ khỏi các vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng.

2.3.Giữ răng bền chắc 

Cấy tủy răng nhân tạo giúp cho răng bền và chắc hơn, có thể ăn được đồ cứng và cải thiện chức năng nhai.

2.4.Cải thiện về thẩm mỹ 

Cấy tủy răng nhân tạo giúp cải thiện hình dạng và màu sắc của răng, giúp bạn tự tin hơn với nụ cười của mình.

Đây là những lợi ích tuyệt vời mà phương pháp cấy tủy răng nhân tạo mang lại, nếu bạn có nhu cầu cấy tủy thì có thể tham khảo bảng giá của nha khoa Dr Thuần.

Mời bạn tham khảo bảng giá tại đây:Bảng giá dịch vụ nha khoa Dr Thuần

3.Quy trình cấy tủy răng nhân tạo 

1.Chẩn đoán và chụp X-quang

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra chẩn đoán tình trạng của răng. Sau đó sẽ tiến hành chụp X-quang để đánh giá tình trạng tủy răng.

Chụp X-quang xác định vùng răng cần cấy tủy

Chụp X-quang xác định vùng cần cấy tủy

2.Gây tê vùng cần cấy tủy 

Để bạn không cảm thấy đau khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ gây tê cho vùng cần cấy tủy. Tiếp theo là sẽ loại bỏ tủy răng bị hư hại.

3.Đặt đế cao su

Để tránh các dụng cụ, thuốc, dung dịch rửa ống tủy rơi vào trong miệng hay nước bọt là nguồn chứa vi khuẩn ở miệng ngấm vào trong răng, bác sĩ sẽ đặt đế cao su.

4.Thực hiện cấy tủy

Bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ phù hợp để mở đường vào buồng tủy, vào hệ thống ống tủy để loại bỏ hết tủy viêm và các phần tủy còn lại, làm sạch sẽ hệ thống ống tủy và tạo hình hệ thống ống tủy.

5.Trám ống tủy

Sau khi đã cấy tủy, bác sĩ sẽ tiến hành trám bịt ống tủy. Mục đích của việc trám ống tủy là để ngăn chặn vi khuẩn và các chất gây viêm từ miệng xâm nhập vào ống tủy, gây nhiễm trùng.

4.Những lưu ý khi cấy tủy răng nhân tạo

4.1.Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Bạn cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng.

4.2.Chế độ ăn uống

Tránh ăn những thực phẩm quá cứng như kẹo cứng, mía, lương khô… bởi răng sau khi chữa tủy rất dễ vỡ.

Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh cũng cần phải kiêng vì sẽ khiến răng bị ê buốt dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

4.3.Vệ sinh răng miệng

Chải răng đều đặn 2 lần/ngày để giữ răng miệng sạch sẽ. Dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước và nước súc miệng để ngăn chặn vi khuẩn.

3_5

Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải đánh răng 

4.4.Hạn chế lực tác động trực tiếp lên răng

Chúng ta không nên vận động mạnh để tránh những tác động trực tiếp lên răng sau khi cấy tủy.

5.Cách chăm sóc và bảo răng sau khi cấy tủy nhân tạo

5.1.Tái tạo lại thân răng sau khi chữa tủy

Vật liệu hàn phải phù hợp để thân răng đủ vững chắc. Đôi khi thân răng bị mất nhiều do sâu, vỡ, tổ chức răng còn lại ít, nha sĩ phải “gia cố” thêm phần chốt cắm vào ống tủy của chân răng để thân răng thật vững, chịu được lực nhai.

5.2.Răng sau khi cấy tủy cần bọc lại sớm

Các nghiên cứu chỉ rằng, việc bọc lại răng đã chữa tủy bằng một chụp hay mão răng nên tiến hành ngay sau khi hoàn tất việc chữa tủy sẽ đem lại hiệu quả bảo vệ răng cao nhất. Nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn về vật liệu làm chụp để vừa đảm bảo chức năng ăn nhai của răng, vừa đảm bảo chức năng thẩm mỹ cho hàm răng.

5.3.Chế độ ăn uống

Bạn nên hạn chế ăn các loại thức ăn quá cứng, quá dai, quá nóng hay quá lạnh để tránh tổ chức răng không thích ứng kịp gây nứt, vỡ răng.

5.4.Đi khám và lấy cao răng định kỳ

Bạn nên đi khám và lấy cao răng định kỳ để đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ, phát hiện kịp thời sâu răng, biến chứng sau chữa tủy răng có thể xảy ra.

Trên đây là tất cả những lợi ích, lưu ý cũng như cách chăm sóc răng miệng sau khi cấy tủy răng nhân tạo mà nha khoa Dr Thuần đã cung cấp cho các tham khảo. Mong các bạn sẽ chăm sóc răng miệng của mình tốt hơn và nếu muốn tư vấn về sức khỏe răng miệng có thể liên hệ với nha khoa qua thông tin bên dưới!

Xem thêm:

Kiến thức nha khoa tổng hợp





Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
NHA KHOA DR THUẦN & CỘNG SỰ
Địa chỉ: 94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình
Hotline 1: 02293 610 222
Hotline 2:
0912 869 838
Email: nkdrthuan@gmail.com
Website: https://nhakhoadrthuan.com

Bài viết liên quan

Tại Sao Cấy Ghép Implant Cần Đặt Healing?
Tại Sao Cấy Ghép Implant Cần Đặt Healing?
Trồng răng sứ kim loại có tốt không? – Nha khoa Dr.Thuần
Trồng răng sứ kim loại có tốt không? – Nha khoa Dr.Thuần
HÀM GIẢ THÁO LẮP LÀ GÌ? PHÂN LOẠI VÀ ƯU NHƯỢC ĐIỂM
HÀM GIẢ THÁO LẮP LÀ GÌ? PHÂN LOẠI VÀ ƯU NHƯỢC ĐIỂM
Trồng răng tháo lắp có ưu nhược điểm gì? Cách chăm sóc?
Trồng răng tháo lắp có ưu nhược điểm gì? Cách chăm sóc?