Hướng dẫn vệ sinh răng miệng khi mang mắc cài đúng cách
Vệ sinh răng miệng sẽ giúp cho người niềng răng tránh được các rủi ro về các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi,… Tuy nhiên các bạn đã biết vệ sinh sao mới đúng hay chưa? Sau đây nha khoa DR.Thuần sẽ hướng dẫn vệ sinh răng miệng khi mang mắc cài đúng cách cùng tìm hiểu ngay nhé !
1. Vì sao phải vệ sinh răng miệng khi niềng răng?
Vệ sinh khi niềng răng sẽ đem lại những lợi ích gì cho chúng ta? Đối với những người niềng răng, thức ăn có thể bị kẹt vào mắc cài hay dây cung, gây khó khăn khi làm sạch và nếu để lâu sẽ hình thành nên mảng bám. Vi khuẩn trong mảng bám có thể dẫn đến các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi, kích nướu, hôi miệng.
Điều này vừa ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, vừa làm gián đoạn quá trình chỉnh nha. Bởi khi bị các bệnh về răng, bạn cần phải điều trị dứt điểm rồi mới được tiếp tục niềng, gây tốn kém nhiều về chi phí và thời gian. Do vậy, bạn cần chú ý chăm sóc răng niềng thật cẩn thận và đúng cách, hạn chế những ảnh hưởng xấu đến răng miệng.
2. Hướng dẫn vệ sinh răng miệng khi mang mắc cài đúng cách
Vậy vệ sinh và chăm sóc răng miệng sao cho đúng cách? Thông thường quá trình vệ sinh và chăm sóc cho răng sẽ đạt hiệu quả khi trải qua 6 bước dưới đây:
2.1. Sử dụng bàn chải lông mềm.
Đầu tiên, bạn nên chọn loại bàn chải có lông mềm, kích thước vừa vặn với miệng, dễ dàng chải răng mà không làm tổn thương nướu. Không nên chọn bàn chải quá to vì rất khó để di chuyển và làm sạch. Đồng thời bạn cũng nên thay mới bàn chải sau 3 tháng để việc vệ sinh răng đạt hiệu quả tốt hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bàn chải chuyên dụng cho răng niềng (bàn chải kẽ răng). Loại bàn chải này có thiết kế đặc biệt, thích hợp với kẽ răng khi có gắn mắc cài, đầu bàn chải nhỏ dễ dàng len lỏi và lấy sạch cặn thức ăn. Bàn chải kẽ răng gồm 2 loại là dạng chữ I dùng cho răng trước và chữ L dùng cho các răng sau.
2.2. Lựa chọn kem đánh răng có chứa fluoride.
Thành phần fluoride là khoáng chất cần thiết cho quá trình tạo men và ngà răng, có công dụng củng cố và bảo vệ men răng, phòng ngừa sâu răng hiệu quả. Ngoài ra, fluoride còn giúp tái tạo men răng bị suy yếu và xử lý sâu răng khi chưa hình thành lỗ.
Bạn nên chọn kem đánh răng chứa fluoride mỗi ngày, sử dụng càng lâu thì tỷ lệ ngừa sâu răng càng cao.
2.3. Chải răng đúng cách
Bạn hãy cố gắng tạo cho mình thói quen đánh răng 2 lần/ngày bằng cách xoay tròn hoặc chải dọc trên các bề mặt răng, từ trong ra ngoài.
Chải răng đối với phần mắc cài, bạn hãy đặt bàn chải tựa vào lợi và răng, rồi đẩy bàn chải ở trên và dưới dây cung để làm sạch xung quanh mắc cài.
Còn với niềng răng dạng trong suốt, vì có thể tháo lắp dễ dàng nên bạn có thể đánh răng bình thường như trước khi niềng răng. Song song đó, đừng quên làm sạch phần lưỡi nữa nhé (có khoảng 70% vi khuẩn ở lưỡi, việc làm sạch giúp cải thiện hơi thở của bạn tốt hơn).
2.4. Dùng chỉ tơ nha khoa
Ngoài việc đánh răng, để chăm sóc răng niềng tốt hơn, bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày sau khi ăn. Chỉ nha khoa giúp làm sạch các kẽ răng, loại bỏ cặn thức ăn thừa mà bàn chải đánh răng không thể làm sạch hết được.
Bạn hãy lấy một sợi chỉ nha khoa dài khoảng 30 – 45cm, cuộn 2 đầu chỉ vào ngón giữa rồi dùng ngón trỏ và ngón cái kéo căng sợi chỉ, chừa loại đoạn giữa dài khoảng 3 – 5cm. Sau đó bạn luồn sợi chỉ vào kẽ răng, di chuyển lên xuống để làm sạch các mảng bám thức ăn.
2.5. Sử dụng nước súc miệng.
Sau khi đánh răng xong, bạn nên sử dụng nước súc miệng để làm sạch hoàn toàn các mảng bám và cặn thức ăn trong khoang miệng. Chọn loại nước súc miệng chứa fluoride để giảm sự ê buốt, làm cứng chắc và bảo vệ răng niềng tốt hơn. Bạn có thể súc miệng trực tiếp hoặc pha loãng nước súc miệng để sử dụng.
Ngoài ra, máy tăm nước cũng là dụng cụ làm sạch răng chất lượng và được ưa chuộng hiện nay mà bạn có thể tham khảo.
Máy sử dụng tia nước với cường độ cao, giúp đi sâu vào kẽ răng và làm sạch dây cung, mắc cài một cách tối ưu. Dùng máy tăm nước không mất quá nhiều thời gian, bạn chỉ cần bấm nút và di chuyển tăm nước đến các kẽ răng, nước sẽ tự động phun ra, đẩy hết cặn bám ra ngoài.
2.6. Cạo vôi răng định kỳ
Trong quá trình ăn uống, phía dưới chân răng và lợi thường dễ bị bám cặn, phần cặn này còn được gọi là vôi răng, kết cấu khá cứng, nếu chỉ chải răng thông thường thì không thể loại bỏ hết được. Vì thế, bạn cần đến nha khoa để cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần. Nếu để vôi răng tích tụ quá lâu, không chỉ làm mất thẩm mỹ nụ cười mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra các vấn đề răng miệng như sâu răng, hôi miệng, viêm nha chu,…
3. Một vài lưu ý về chế độ ăn uống khi niềng răng
Bên cạnh việc vệ sinh và chăm sóc cho răng cẩn thận thì bạn cũng cần phải nhớ các lưu ý sau đây trong chế độ ăn uống khi niềng răng để có thể việc niềng răng có thể đạt được hiệu quả cao.
Thói quen ăn uống: ăn uống đúng cách giúp bạn ngừa được những rủi ro bung tuột mắc cài trong suốt quá trình chỉnh nha. Việc ăn uống cẩn thận khi mới đeo mắc cài cũng giúp bạn giảm đau nhức, rút ngắn thời gian niềng răng vì rơi mắc cài tốn thời gian niềng lại. Dùng những loại thực phẩm mềm ít dính dễ vệ sinh răng miệng bạn hơn.
Khi niềng răng phải kiêng những loại thực phẩm sau nhằm hạn chế hư hỏng khí cụ và đảm bảo hiệu quả niềng răng. Không nên ăn thực phẩm quá dai, giòn, dính, cứng vì có thể làm bung tuột khí cụ hoặc ảnh hưởng tới lực kéo răng:
– Thực phẩm dai: bánh mì vỏ cứng như bánh mì Pháp, pizza, bánh dày, bánh nếp…
– Thực phẩm giòn: bỏng ngô, khoai tây chiên, nước đá, kẹo cứng…
– Thực phẩm dính: kẹo caramel, kẹo cao su, kẹo gummy…
– Thực phẩm cứng: các loại hạt, kẹo cứng,…
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế đồ ăn chứa nhiều tinh bột, đồ ngọt như bánh kẹo và thức ăn nhanh. Loại thức ăn này chứa nhiều đường dễ sinh ra các axit và các mảng bám gây sâu răng và các bệnh về lợi. Trong giai đoạn niềng bạn nên hạn chế hút thuốc lá, sử dụng trà, café, soda, kẹo. Đặc biệt soda và kẹo cũng là thực phẩm chứa nhiều đường và các chất tạo màu có thể gây tác động xấu đến răng của bạn.
Sau khi ăn uống phải vệ sinh răng miệng và khí cụ sạch sẽ. Tuyệt đối không được quên chải răng vì sẽ làm tích tụ thức ăn, mảng bám, gây các bệnh lý răng miệng, ảnh hưởng tới kết quả điều trị. Tuyệt đối không được dùng răng cửa đang được siết và nắn chỉnh để cắn mở đồ vật vì sẽ làm hư hỏng khí cụ hoặc khiến răng bị tổn thương.
Thông qua bài viết trên nha khoa DR.Thuần đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách vệ sinh răng miệng và giúp bạn giải đáp được các thắc mắc và hướng dẫn vệ sinh răng miệng khi mang mắc cài đúng cách cho các bạn. Hãy tuân thủ đúng theo các bước vệ sinh răng miệng để tránh gặp các bệnh lý về răng miệng cho bản thân nhé!
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, đừng ngần ngại kết nối với Bác sĩ của Nha khoa Dr Thuần theo Contact dưới đây:
Sđt: 02293 610 222 – 0912 869 838
Fanpage: Nha Khoa Dr Thuần và Cộng Sự – Tp Ninh Bình
Website: https://nhakhoadrthuan.com/
Email: nkdrthuan@gmail.com
Địa chỉ: 94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
NHA KHOA DR THUẦN & CỘNG SỰ
Địa chỉ:
94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình
Hotline 1:
02293 610 222
Hotline 2:
0912 869 838
Email:
nkdrthuan@gmail.com
Website: https://nhakhoadrthuan.com