Mất răng có thể bọc răng sứ?Hậu quả khi mất răng mà không xử lý kịp thời
Table of Contents
Bọc răng sứ là một phương pháp phổ biến để cải thiện thẩm mỹ và chức năng của răng. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc liệu mất răng có thể bọc răng sứ được không. Dưới đây nha khoa Dr Thuần sẽ cung cấp những thông tin chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1.Mất răng có làm răng sứ được không?
Bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ trong các trường hợp xỉu màu nặng và sứt mẻ, răng mọc lệch lạc, hô,… ở mức độ nhẹ. Vậy trong trường hợp mất răng liệu có thể bọc sứ được hay không? Khi gặp phải vấn đề này việc bọc sứ cho răng là điều bất khả thi.
Theo nguyên tắc bọc sứ, người bệnh cần phải có cùi răng chắc khỏe mới có thể tiến hành mãi và bọc mão sứ lên trên. Nếu như không còn răng đồng nghĩa với việc không có vị trí cố định mão sứ. Do đó trong trường hợp này việc bọc sứ là điều không thể.
Tuy nhiên bạn vẫn có thể làm răng sứ bằng cách cân nhắc phương pháp cầu răng sứ. Đây là kỹ thuật nhờ sự hỗ trợ của hai răng bên cạnh để chụp mão sứ lên trên. Ngoài ra các bác sĩ khuyến khích người bệnh mất răng lựa chọn phương pháp trồng răng sứ cố định trên Implant. Để hiểu rõ hơn về hai phương pháp này bạn có thể tham khảo tiếp những chia sẻ ở phần sau.
1.1.Nguyên nhân khiến răng bị mất
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho một số người đối diện với tình trạng mất răng. Có thể liệt kê các nguyên nhân phổ biến như:
- Chăm sóc răng miệng sai cách.
- Cao răng không được lấy định kỳ, hình thành những mảng bám và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Về lâu dài, các bệnh lý về răng miệng sẽ xuất hiện như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi,… khiến răng bị tổn thương thậm chí rụng dần.
- Đến một giai đoạn nhất định trong đời, răng bị lão hóa, suy yếu khiến cho vi khuẩn gây hại dễ dàng xâm nhập, tấn công và gây ra những bệnh về răng miệng.
- Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể kể đến như tai nạn giao thông, điều trị răng miệng sai sót, tai nạn nghề nghiệp,…
Sâu răng dẫn đến bị mất răng
2.Hậu quả nghiêm trọng khi mất răng
Nếu như không xử lý tình trạng mất răng kịp thời, không chỉ tính thẩm mỹ bị tác động mà sức khỏe răng miệng lẫn cơ thể đều ảnh hưởng nghiêm trọng. Cụ thể dưới đây là những hậu quả, tác động nghiêm trọng khi chúng ta bị mất răng và không chữa trị kịp thời.
2.1.Khả năng ăn nhai bị hạn chế
Người mất răng không thể ăn những món quá dai, cứng và dần mất cảm giác ngon miệng. Vì khả năng ăn nhai bị ảnh hưởng nên cũng sẽ tác động ít nhiều đến chế độ dinh dưỡng của cơ thể. Đặc biệt việc cắn xé, nghiền nhỏ thức ăn cũng dần trở nên khó khăn và dễ gây ra những căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.
2.2.Tiêu biến xương hàm
Ngoài chức năng ăn nhai bị ảnh hưởng, xương hàm ở vị trí mất răng cũng sẽ bị tác động nghiêm trọng. Đặc biệt lâu dần xương hàm cũng sẽ tiêu biến hẳn kéo theo những hệ lụy như hạ xoang hàm, tụt nướu, răng kề cận xô lệch, ngả nghiêng,…
Ngoài ra việc mất răng còn khiến cho khuôn mặt trở nên mất cân đối, hai má hóp vào, da chảy xệ. Bên cạnh đó khả năng giao tiếp, phát âm cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
2.3.Hàm răng bị mọc chèn, xô lệch
Khi một răng bị mất các răng khác trong hàm sẽ bị nghiêng về chỗ trống. Điều này dẫn đến răng mọc lệch ảnh hưởng đến cả hàm khiến cho việc ăn cũng như nói chuyện bị ảnh hưởng rất nhiều.
Răng bị mất khiến hàm răng mọc bị lệch
3.Những giải pháp tối ưu trong trường hợp mất răng.
3.1.Trồng răng không cần tháo lắp
Đây là phương pháp được nhiều người thực hiện để phục hồi cố định răng. Bác sĩ khi thực hiện phương pháp này sẽ mài hai răng ở cạnh chiếc răng bị mất theo một tỷ lệ nhất định. Sau đó họ sẽ chụp cầu sứ lên trên.
3.2.Cấy ghép Implant
Giải pháp được đánh giá là hiệu quả cao hơn so với làm cầu răng sứ chính là cấy răng Implant. Thay vì mài hai răng bên cạnh làm trụ ảnh hưởng đến cấu trúc răng như phương pháp trước, cấy răng Implant sẽ cắm trụ trực tiếp xuống xương hàm của người làm. Trụ sẽ giữ vai trò như chân răng hỗ trợ lực đồng thời kích thích xương hàm có thể phát triển. Tiếp đó khi trụ Implant đã được đặt cứng chắc ở xương hàm, mão sứ sẽ được phục hình ở bên trên.
Bên cạnh đó nhiều người lo lắng việc cấy ghép trụ Implant vào trong răng có thể gây đau nhức và khó chịu. Sự thật cấy ghép trụ Implant có đau hay không? Câu trả lời là không. Với trình độ công nghệ phát triển như hiện nay, việc cấy ghép trụ vào trong răng sẽ được diễn ra nhanh chóng, không đau và cực kỳ an toàn. Ngoài ra trong quá trình làm răng, bệnh nhân cũng sẽ được gây tê nên sẽ không có bất kỳ cảm giác nào hết.
Trồng răng bằng phương pháp cấy ghép Implant
3.3.Dùng hàm giả tháo lắp
Ngoài hai phương pháp trên, bạn cũng có thể cân nhắc dùng hàm giả tháo lắp. Hàm răng giả được tháo lắp được chế tác có răng và mô nướu gắn trực tiếp lên lợi
Hàm giả tháo lắp tuy là một trong những phương pháp trồng răng khi mất chân răng nhưng chỉ được áp dụng để phục hồi một phần chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Về mô nướu sẽ được làm từ những hợp chất giống hệt với lợi thật của con người. Răng cần thay thế sẽ được làm từ kim loại hoặc sứ nên đảm bảo lành tính, an toàn với cơ thể con người.
Trên đây là những thông tin hữu ích về câu hỏi mất răng có nên lắp răng sứ không? Mong rằng với những gì Nha khoa Dr Thuần mang lại sẽ giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn để nâng cấp và làm đẹp hàm răng của mình.
Xem thêm:
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
NHA KHOA DR THUẦN & CỘNG SỰ
Địa chỉ:
94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình
Hotline 1:
02293 610 222
Hotline 2:
0912 869 838
Email:
nkdrthuan@gmail.com
Website: https://nhakhoadrthuan.com