Tác dụng của dây chun trong niềng răng bạn cần phải biết?

Dây chun trong niềng răng hoàn toàn lành tính đối với khoang miệng của chúng ta giúp tách các kẽ răng đến vừa đủ để bác sĩ có thể đặt khâu niềng răng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến loại khí cụ này và công dụng mà nó mang lại.

dây chun trong niềng răng

Vậy dây thun niềng răng là gì tác dụng của dây thun trong niềng răng ra sao? Hãy cùng nha khoa Dr.Thuần tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Dây chun trong niềng răng là gì?

Dây thun niềng răng là gì? Cùng với mắc cài, dây cung, nắp trượt, khâu chỉnh nha, thun liên hàm,… dây thun niềng răng cũng là một trong những khí cụ quan trọng, không thể thiếu trong chỉnh nha niềng răng. Khí cụ này có tác dụng liên kết dây cung và mắc cài chắc chắn, giúp việc niềng răng diễn ra một cách tối ưu nhất.

dây chun trong niềng răng

Dây thun chỉnh nha được làm từ  cao su y tế cao cấp, nên rất an toàn và không gây kích ứng với môi trường khoang miệng. Bên cạnh đó, các dây thun này có cấu tạo đàn hồi cao, giúp tạo nên lực kéo vững chắc giúp cho răng được định hình tốt hơn. Vì vậy, người dùng có thể an tâm sử dụng dây thun hàng ngày trong sốt các giai đoạn niềng răng.

Giai đoạn đầu khi mới gắn dây thun niềng răng người bệnh sẽ cảm thấy hơi khó chịu. Tuy nhiên, sau vài ngày cơ thể sẽ thích ứng dần và quen thuộc hơn. Sau khi kiên trì sử dụng, dây thun niềng răng sẽ hỗ trợ đắc lực cho phương pháp định hình răng của người bệnh.  

2. Có các loại dây chun niềng răng nào?

Vậy có những loại dây thun nào hỗ trợ cho quá trình niềng răng? Thông thường, các loại thun trong chỉnh nha thường được sử dụng bao gồm: Dây thun buộc tại chỗ, dây thun liên hàm, dây thun kéo và dây thun tách kẽ. 

Thông tin chi tiết về các loại dây thun đã được nha khoa DR.Thuần tổng hợp cho các bạn ở dưới đây:

Dây thun liên hàm (Rubber bands)

– Dây thun liên hàm thoạt nhìn sẽ có hình dáng như một chiếc thun thông thường, tuy nhiên chúng được thiết kế với độ đàn hồi cao và chất liệu an toàn nên có thể sử dụng trực tiếp trong khoang miệng. Loại thun này được bác sĩ chỉ định sử dụng với trường hợp kéo răng khểnh, răng mọc lệch hẳn về phía trên và điều chỉnh khớp cắn giữa hai hàm răng.

dây chun trong niềng răng

– Dây thun sẽ được bác sĩ gắn nối từ hàm trên xuống hàm dưới để tạo lực kéo vừa phải giúp răng lệch lạc di chuyển về đúng vị trí. Vị trí gắn thun sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp và từng giai đoạn, bác sĩ có thể gắn vào móc trên mắc cài có sẵn ở hai hàm hoặc cũng có thể gắn vào vị trí minivis.

– Dây thun liên hàm có rất nhiều loại với độ dày – mỏng và chất liệu sản xuất khác nhau.  Do đó, phụ thuộc vào tình trạng và cấu trúc răng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thun liên hàm sao cho phù hợp nhất đối với bệnh nhân.

Dây thun buộc tại chỗ

– Dây thun buộc tại chỗ hay còn gọi là dây thun chuỗi (Power/ Energy/ Memory Chain) được thiết kế gồm một dải cao su nhiều vòng hình chữ O kết nối với nhau tạo thành một dải chạy từ răng này sang vị trí răng khác. 

– Khí cụ chỉnh nha này được gắn lên hệ thống mắc cài và có tác dụng sắp xếp lại răng chạy dọc theo vòm miệng, đặc biệt giúp các khoảng thưa giữa các răng  được kéo sát lại với nhau cùng một lúc.

Dây thun tách kẽ

– Dây thun tách kẽ răng cũng là một trong các loại dây thun niềng răng quan trọng. Dây thun tách kẽ răng được cấu tạo là một dải cao su hình tròn có đường kính khoảng 1cm dùng đặt giữa các răng hàm số 5, 6 và răng hàm số 6, 7. Thời gian đặt dây thun khoảng 5 – 7 ngày ở lần chỉnh nha thứ hai trước khi gắn mắc cài.

dây chun trong niềng răng

– Công dụng của dây thun tách kẽ giữa răng đó là giúp răng dịch chuyển ra xa cho đến khi vừa đủ để các bác sĩ có thể đặt một khâu niềng răng. Sau đó khâu niềng răng này sẽ giữ chắc dây cung và chịu lực để kéo phần răng lệch lạc phía trước.

Dây thun kéo

– Dây thun kéo là loại thun có tác dụng di chuyển răng theo cơ chế trượt. Cấu tạo của loại thun kéo này gồm có nhiều vòng có sự liên kết với nhau làm từ latex cao su y tế cao cấp nên tuyệt đối an toàn đối với bệnh nhân.

– Tác dụng chính của loại thun kéo này là giúp điều chỉnh khớp cắn và khiến răng di chuyển theo các hướng khác nhau từ đó giúp hàm răng thẳng hàng nhanh hơn. Một đầu thun được móc ở mắc cài hàm trên và đầu còn lại móc vào hàm dưới sao cho thun kéo nằm thẳng đứng hoặc chéo giữa hai hàm. Từ đó lực căng của dây thun tạo ra áp lực lên mắc cài và buộc răng di chuyển thẳng hàng.

3. Trường hợp nào cần deo dây chun trong niềng răng

Tuy là khí cụ quan trọng trong niềng răng nhưng không phải lúc nào cũng sử dụng đến vậy trong những trường hợp nào thì cần đến dây thun? Sau đây là một số trường hợp cần sử dụng dây thun để niềng răng đảm bảo hiệu quả chỉnh nha cao.

– Chuẩn bị cho quá trình gắn khâu

Để thuận lợi cho quá trình gắn khâu, bác sĩ sẽ chỉ định đặt thay tách kẽ trước khoảng 1 – 2 tuần. Mặc dù dây thun tách kẽ chỉ được dùng trong thời gian ngắn nhưng có tác động lớn đến hiệu quả chỉnh nha. Tuy nhiên, những trường hợp có khoảng cách giữa răng số 6 và số 7 rộng thì không nhất thiết phải sử dụng dây thun niềng răng để tách kẽ.

–  Niềng răng mắc cài

Với những người niềng răng mắc cài tự buộc, bác sĩ chủ yếu dùng dây thun tách kẽ. Nếu cần thiết hơn, có thể sử dụng thêm chun liên hàm khi niềng răng để khắc phục khuyết điểm răng mọc lệch, răng khểnh, răng khấp khểnh, hở khớp cắn.

dây chun trong niềng răng

Ngoài ra, niềng răng trong suốt hoàn toàn không sử dụng dây thun khi niềng răng. Với những trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu tháo khay niềng và gắn mắc cài với thun liên hàm trong 2 – 3 tháng cuối lộ trình để hoàn chỉnh khớp cắn.

4. Tại sao phải sử dụng dây chun trong niềng răng?

Việc sử dụng các loại dây thun niềng răng trong chỉnh nha vì chúng là một thành phần quan trọng để quyết định nên kết quả của phương pháp niềng răng. Cụ thể, dây thun niềng răng có các công dụng như sau:

  • Dây thun niềng răng tạo nên lực kéo hỗ trợ cùng với dây cung niềng răng cho răng về đúng với vị trí mong muốn diễn ra nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, các dây thun này còn giúp cho vị trí của hàm trên và hàm dưới sát khít với nhau và giúp khớp cắn được đều hơn.
  • Dây thun niềng răng có thể kéo những răng mọc chếch về phía trên xương hàm hoặc răng khểnh về đúng vị trí, tư thế chuẩn của cung răng ban đầu.
  • Trường hợp răng hô: Dây thun niềng răng được đặt vào móc phía trước của hàm trên và nối với móc phía sau hàm dưới có tác dụng kéo các răng trên về phía sau. Đồng thời, các dây này còn giúp kéo răng dưới về phía trước giúp vị trí răng đồng đều hơn.
  • Trường hợp niềng răng móm: Bác sĩ sẽ sử dụng dây thun tác động một lực vừa đủ lên hàm trên để kéo răng về đúng vị trí mong muốn.

Có thể nói rằng dây thun niềng răng có công dụng rất tốt trong chỉnh nha. Vì vậy, tùy thuộc vào từng trường hợp niềng răng các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng dây thun theo lộ trình niềng răng cụ thể.

5. Những điều nên làm khi sử dụng dây chun trong niềng răng

Bạn cần phải biết được những điều nên làm trong quá trình sử dụng dây chun sau đây để có thể đạt được hiểu quả tốt nhất trong quá trình niềng răng:

  • Nên tháo dây thun niềng răng khi ăn cũng như khi vệ sinh răng miệng.
  • Nên thay thế thun chỉnh nha hằng ngày, tránh mài mòn quá mức và mất độ đàn hồi của thun.
  • Nên đem thun chỉnh nha theo bên mình để thay thế khi cần thiết, điều đó sẽ góp phần rút ngắn thời gian chỉnh nha.
  • Nên rửa tay sạch sẽ trước khi tháo hoặc thay thun.
  • Nên liên hệ với bác sĩ nếu mất hoặc cảm giác bất thường khi đeo thun chỉnh nha.

dây chun trong niềng răng

6. Những điều không nên làm khi sử dây chun trong niềng răng

Bện canh những điều cần làm thì bạn cũng sẽ cần phải lưu ý và cố gắng tránh những điều sau đây để trành làm giảm hiệu quả của quá trình niềng răng:

  • Không nên tự ý dùng hai dây thun niềng răng cùng lúc vì điều này sẽ tạo áp lực quá lớn lên răng và có thể gây hại cho chân răng.
  • Không nên kéo thun quá căng để tránh làm thun bị mất đi độ đàn hồi và mang lại hiệu quả không cao.
  • Không nên há to miệng khi mới bắt đầu đeo thun, vì vậy khi ăn uống quá khó khăn thì có thể tháo ra vào mỗi bữa ăn và đeo lại ngay sau đó. Đôi khi, bệnh nhân được chỉ định chỉ cần đeo thun kéo vào ban đêm nên không cần lo lắng về việc ăn uống.
  • Không nên há miệng quá rộng khi đeo thun vì điều này có thể làm cho dây thun bị đứt và bật vào bên trong miệng.

Thông qua bài viết trên nha khoa DR.Thuần đã chỉ ra và nêu rõ tác dụng của dây chun trong niềng răng. Chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về công dụng của dây chun trong niềng răng rồi đúng không nào? 

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, đừng ngần ngại kết nối với Bác sĩ của Nha khoa Dr Thuần theo Contact dưới đây:

  • Sđt:  02293 610 222 – 0912 869 838

  • Fanpage: Nha Khoa Dr Thuần và Cộng Sự – Tp Ninh Bình

  • Email:  nkdrthuan@gmail.com 

  • Địa chỉ:  94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
NHA KHOA DR THUẦN & CỘNG SỰ
Địa chỉ: 94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình
Hotline 1: 02293 610 222
Hotline 2:
0912 869 838
Email: nkdrthuan@gmail.com
Website: https://nhakhoadrthuan.com

Bài viết liên quan

Niềng răng thì khi nào cần cắm Minivis? Khi nào thì cần thực hiện?
Niềng răng thì khi nào cần cắm Minivis? Khi nào thì cần thực hiện?
Niềng răng mắc cài kim loại tự động sở hữu ưu điểm, lợi ích gì?
Niềng răng mắc cài kim loại tự động sở hữu ưu điểm, lợi ích gì?
Tiền chỉnh nha cho trẻ em là gì? Lợi ích và các phương pháp chỉnh nha
Tiền chỉnh nha cho trẻ em là gì? Lợi ích và các phương pháp chỉnh nha
Mắc cài tự buộc và mắc cài thường kim loại giống và khác nhau thế nào?
Mắc cài tự buộc và mắc cài thường kim loại giống và khác nhau thế nào?