Ưu điểm, nhược điểm và những lưu ý khi niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài là phương pháp niềng răng truyền thống đã có từ rất lâu đời. Mặc dù hiện nay có rất nhiều phương pháp mới và tiên tiến nhưng nhiều người vẫn chọn niềng răng mắc cài bởi phương pháp này giá thành rẻ và hiệu quả cao. Để biết thêm thông tin về các loại niềng răng mắc cài phổ biến mời các bạn đọc bài viết dưới đây.

1.Các loại niềng răng mắc cài phổ biến

Niềng răng mắc cài là một phương pháp lâu đời nhưng vẫn rất được nhiều người chọn bởi tính hiệu quả và giá thành tiết kiệm. 

1.1.Niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp sử dụng mắc cài, dây cung, thun để tạo lực kéo làm cho răng di chuyển về đúng vị trí. Dây thun đàn hồi giữ dây cung ổn định trong quá trình niềng.

Ưu điểm:

- Tiết kiệm chi phí: Đây là phương pháp có chi phí thấp nhất trong các phương pháp niềng răng. Phù hợp với kinh tế của mọi người nên được sử dụng rất phổ biến.

- Phù hợp với nhiều trường hợp: Có rất nhiều hàm răng hô, lệch hoặc ở mức độ khó thì với mắc cài kim loại kết hợp dây thun gắn chặt trên răng, tạo lực kéo ổn định nên phục hồi được tất cả các trường hợp phức tạp

- Niềng trong thời gian ngắn: Với ưu điểm về sự cố định và ổn định nên phương pháp này chỉ mất 1-6 tháng nhưng vẫn đạt hiệu quả rất cao.

Nhược điểm: 

- Tính thẩm mỹ kém: phương pháp này hệ thống dây cung gắn trên răng nên khi cười sẽ dễ lộ và tùy vào mỗi người và công việc của họ cần nhiều đến nhan sắc thì lưu ý khi chọn phương pháp trên.

- Dễ bị bung ra: Trong trường hợp bạn tác động mạnh lên mắc cài và dây thun như ăn đồ ăn cứng hay cắn móng tay rất dễ bị bung mắc cài hoặc dây thun.

Niềng răng mắc cài kim loại (2)

Niềng răng mắc cài kim loại

1.2.Niềng răng mắc cài sứ

Do nhu cầu thẩm mỹ khi niềng răng mắc cài kim loại khiến nhiều người mất tự tin nên niềng răng mắc cài sứ ra đời như một vị cứu tinh cho những người thích niềng răng mắc cài mà vẫn muốn đẹp.

Ưu điểm:

- Niềng răng mắc cài sứ sử dụng mắc cài sứ chỉnh theo màu răng nên sẽ không bị lộ.

- Dây thun có tính đàn hồi tốt giúp giảm đau tốt.

- Phần cạnh mắc cài sứ trơn láng không làm cản trở khi nhai, phần nắp có hình vòm nên rất dễ khi vệ sinh răng miệng.

Nhược điểm:

- Niềng răng mắc cài sứ dễ bị bung vỡ khi tác động lực kéo răng trong thời gian dài.

- Chi phí cao hơn mắc cài kim loại.

1.3.Niềng răng mắc cài trong

Niềng răng mắc cài trong hay còn gọi là niềng răng mắc cài mặt lưỡi. Về mặt cấu tạo thì tương tự như niềng răng mắc cài kim loại. Điểm khác biệt là mắc cài sẽ được gắn vào mặt trong của răng nên rất khó để người khác nhận ra là bạn niềng răng.

- Ưu điểm: 

- Đây là một trong những niềng răng mắc cài có tính thẩm mỹ cực kỳ cao bởi mắc cài sẽ được đặt vào trong.

- Đảm bảo hiệu quả chỉnh nha nhờ lực siết của hệ thống mắc cài trên răng. Lực kéo tác động đều đặn trên răng, lực từ dây cung dần dần đưa răng về đúng vị trí, khắc phục được các khiếm khuyết về răng.

- Nhược điểm:

- Rất khó để vệ sinh vì thức ăn dễ bị mắc kẹt trong mắc cài. Mắc cài thì nằm bên trong nên việc làm sạch tốn nhiều thời gian gây bất tiện trong cuộc sống hàng ngày.

- Giá thành rất đắt vì niềng răng mắc cài trong cần bác sĩ phải khéo léo và tốn nhiều công sức, đòi hỏi bác sĩ cần có tay nghề cao và kiến thức chuyên môn tốt.

- Mắc cài sau khi niềng sẽ đối diện với lưỡi nên rất dễ va chạm gây vướng víu, khó chịu.

1.4.Niềng răng mắc cài tự buộc

Niềng răng mắc cài tự buộc là phương pháp chỉnh nha không cần dùng đến hệ thống dây thun truyền thống. Đây là một phương pháp mang tính an toàn và hiệu quả.

- Ưu điểm:

- Mắc cài chịu lực rất tốt.

- Lực tác dụng lên răng có tính ổn định cao.

- Thời gian chỉnh nha được rút ngắn, số lần tái khám ít. Thường chỉ mất 1-2 năm hoặc có thể ngắn hơn.

- Hiệu quả chỉnh nha cao hơn mắc cài truyền thống.

- Dễ dàng chăm sóc và vệ sinh răng miệng

- Nhược điểm:

- Chi phí cao hơn so với niềng răng mắc cài truyền thống.

- Thời gian đầu sẽ thấy rất khó chịu vì bị cộm do mắc cài có độ dày cao

2.Những lưu ý trước khi niềng răng mắc cài

2.1.Chọn nha khoa uy tín và chất lượng 

Để sở hữu một hàm răng đẹp, đảm bảo về hiệu quả chỉnh nha cũng như chất lượng bạn phải tìm cho mình nha khoa uy tín và chất lượng. Hãy tham khảo và lựa chọn thật kỹ để có thể chọn cho mình một phòng khám có kiến thức và chuyên môn cao.

2.2.Chọn loại niềng răng mắc cài phù hợp

Có nhiều phương pháp niềng răng mắc cài những tùy theo vấn đề của hàm răng và điều kiện kinh tế để chọn cho mình loại mắc cài phù hợp. Bạn cũng có thể đến khám và nhờ bác sĩ tư vấn trực tiếp để có lựa chọn chính xác và hiệu quả nhất.

2.3.Tuân theo lộ trình và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ 

Từng giai đoạn niềng răng sẽ cần điều chỉnh sao cho phù hợp nên bác sĩ sẽ khuyên và hẹn chúng ta lịch trình để tái khám cũng như khi gặp vấn đề cần liên hệ ngay với bác sĩ.

Chúng ta cần nghiêm túc thực hiện theo lời dặn nếu không sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng. Nếu không thực hiện theo sẽ dẫn đến răng bị biến dạng, lệch… gây hao phí tiền của, thời gian và sức lực.

Lắng nghe lời khuyên của bác sĩ

Luôn lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ

2.4.Có trường hợp cần nhổ bớt răng

Các trường hợp bác sĩ trong trường hợp sau : 

Răng hô hoặc móm nặng, phần răng bị chìa ra hoặc thụt vào quá nhiều sẽ phải nhổ bớt để tạo khoảng trống cho răng di chuyển về lại vị trí phù hợp cho thẩm mỹ.

Răng mọc lộn xộn, chật do khung hàm quá nhỏ không đủ chỗ cho các răng.

3.Những điều cần lưu ý trong quá trình niềng răng mắc cài

3.1.Chăm sóc răng miệng

  • Chải răng đúng cách

Sau khi niềng răng chú ý chăm sóc răng miệng kĩ càng, chải răng ngay sau khi ăn và trước khi đi ngủ.

Dùng bàn chải làm sạch mặt ngoài của răng, xoay tròn từ trên xuống dưới để làm sạch thức ăn còn sót lại. Sau đó bạn tiếp tục chải mặt lưỡi và mặt nhai một cách cẩn thận, tránh làm bung sút mắc cài.

  • Dùng nước súc miệng

Sau khi chải răng, bạn súc miệng bằng nước muối hoặc các dung dịch nước súc miệng để loại trừ vi khuẩn bám trên răng và trong vùng miệng.

  • Dùng chỉ nha khoa

Sau khi niềng răng, bạn nên dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng. Với thiết kế nhỏ gọn, chỉ nha khoa đảm bảo lấy sạch các thức ăn còn sót lại trên răng và các mắc cài.

Vệ sinh khi niềng răng một cách thường xuyên

Chăm sóc răng miệng sạch sẽ trong quá trình niềng răng

3.2.Chế độ ăn uống

Khi niềng răng, bạn nên sử dụng các thức ăn mềm như cháo, sữa, đồ luộc,… vì lúc này răng còn đau nhức. Khoảng 2 tuần sau khi đeo niềng, bạn có thể ăn uống thoải mái hơn, nhưng để tránh bung sút mắc cài thì nên hạn chế ăn đồ ăn dai, cứng.

Để đảm bảo quá trình niềng răng được diễn ra thuận lợi, bạn không nên sử dụng các loại thực phẩm như sau:

  • Kẹo cao su: Nhai kẹo cao su trong lúc niềng răng sẽ khiến hàm hoạt động liên tục và kẹo dính vào các mắc cài gây khó chịu.
  • Thức ăn dai, cứng chưa được nấu kĩ: Hạn chế các thức ăn cứng và dai để không làm bung sút mắc cài hay ảnh hưởng đến dây cung.
  • Trái cây: Nên cắt nhỏ khi ăn hoặc ép lấy nước uống để không ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
  • Đồ ăn có nhiều đường: Hạn chế ăn bánh, kẹo, mạch nha… vì đường có thể bám trên răng và gây ra những bệnh lý không tốt cho sức khỏe răng miệng.

Bài viết trên của nha khoa Dr.Thuan đã cho bạn cái nhìn tổng quát về ưu điểm, nhược điểm và những điều cần lưu ý khi niềng răng mắc cài. Giúp bạn có thêm kiến thức để tham khảo cũng như chọn được phương pháp niềng răng phù hợp. Nếu bạn có nhu cầu niềng răng ở Ninh Bình hãy liên hệ nha khoa Dr.Thuan để được tư vấn nhé!

Xem thêm:

Bảng giá nha khoa Dr.Thuan

Niềng răng mắc cài trong suốt là gì?



 

 









Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
NHA KHOA DR THUẦN & CỘNG SỰ
Địa chỉ: 94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình
Hotline 1: 02293 610 222
Hotline 2:
0912 869 838
Email: nkdrthuan@gmail.com
Website: https://nhakhoadrthuan.com

Bài viết liên quan

Khi nào nên nhổ răng khôn? Các bước của nhổ răng khôn
Khi nào nên nhổ răng khôn? Các bước của nhổ răng khôn
Nguyên nhân răng bị ố vàng? Cách làm trắng răng ố vàng lâu năm?
Nguyên nhân răng bị ố vàng? Cách làm trắng răng ố vàng lâu năm?
Top 3 dịch vụ niềng răng phổ biến tại nha khoa uy tín ở Ninh Bình
Top 3 dịch vụ niềng răng phổ biến tại nha khoa uy tín ở Ninh Bình
Niềng răng mắc cài kim loại là gì? Quy trình như thế nào?
Niềng răng mắc cài kim loại là gì? Quy trình như thế nào?