Cách điều trị sâu răng an toàn và triệt để
Sâu răng gây đau nhức, khó chịu và mang đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy có những cách điều trị sâu răng nào hiệu quả? Làm thế nào để phòng ngừa sâu răng? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân gây sâu răng
Mọi người vẫn thường nghĩ, sâu răng chỉ hay gặp ở trẻ em, tuy nhiên thực tế lại có rất nhiều người lớn cũng gặp tình trạng này. Sâu răng có thể xuất phát từ một hay nhiều nguyên nhân kết hợp. Phần lớn nguyên nhân dẫn đến sâu răng là do trong răng có những mảng bám, thức ăn còn sót không được vệ sinh sạch sẽ tạo thời cơ cho vi khuẩn phát triển và tấn công răng miệng. Không chỉ ri
Do mảng bám
Mảng bám là một màng dính bao phủ lên răng do ăn nhiều đường và tinh bột mà không làm sạch được. Khi đó, tồn tại một loại vi khuẩn gọi là vi khuẩn Streptococcus Mutans có tác dụng làm lên men các chất bột và đường có trong thức ăn thành axit lactic. Các vi khuẩn này bám vào răng hình thành các mảng bám, dần dần phát triển mạnh tạo thành cao răng và bắt đầu tấn công răng.
Do kết cấu răng
Khả năng bị sâu răng cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, men răng trắng bóng là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng.
Ngược lại, khi kết cấu răng của bạn khấp khểnh, men răng yếu, bề mặt răng không được bằng phẳng sẽ gặp khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng và nguy cơ có thể bị sâu răng là rất lớn.
Do chăm sóc răng miệng
Chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ không tốt là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh sâu răng. Răng cần phải được làm sạch thường xuyên nhất là sau khi ăn uống. Nếu không thực hiện đều đặn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và có thể gây nên những biến chứng nặng nề.
Không chỉ vậy, kỹ thuật đánh răng không đúng cách cũng có thể gây tổn thương lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm nướu răng.
Quá trình từ răng mới sâu đến khi hình thành lỗ sâu phải trải qua một thời gian, nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào sự vệ sinh, khả năng chống sâu của từng người và cũng phụ thuộc vào mức độ vi khuẩn nhiều hay ít. Do vậy, hãy quan tâm tình trạng răng miệng thường xuyên để phát hiện sớm nếu bị sâu răng và có biện pháp điều trị kịp thời nhất.
2. Hậu quả nếu không điều trị sâu răng kịp thời
Sâu răng không giống như cảm cúm,đau đầu nếu sức đề kháng khỏe, không cần uống thuốc cũng có thể khỏi sau vài ngày. Bệnh sâu răng không thể tự khỏi được mà sẽ tiếp tục phát triển và gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị tận gốc.
Căn cứ vào các biểu hiện từ khi bắt đầu chớm sâu đến khi bị nặng, sâu răng có thể chia làm 4 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Răng bị xuất hiện các đốm trắng
Răng bị sâu khác với bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là bộ phận không có khả năng tự phục hồi mà phải chữa trị. Thông thường, sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng nếu không có sự can thiệp điều trị của bác biện pháp nha khoa.
Khi mới chớm bị sâu, bạn sẽ chưa gặp phải vấn đề gì gây trở ngại đến ăn uống và cũng chưa có cảm giác đau nhức, ê buốt nào hết. Tuy nhiên, răng của bạn sẽ xuất hiện nhiều đốm trắng nhỏ, cho dù bạn có vệ sinh sạch đến mấy cũng không thể loại bỏ được chúng.
Giai đoạn 2: Sâu men răng
Ở giai đoạn này, vi khuẩn sâu răng đã phát triển mạnh và tạo thành một vùng tổn thương rõ rệt trên bề mặt răng, làm cho bề mặt răng chuyển màu nâu hoặc đen. Khi ăn các thức ăn nóng, lạnh bạn sẽ có cảm giác ê buốt và hơi đau nhức răng.
Giai đoạn 3: Sâu ngà răng
Do khuẩn sâu răng đã phát triển mạnh từ giai đoạn 2, đến giai đoạn này, sâu răng đã có thể ăn sâu vào bên trong, phá hủy nhanh chóng ngà răng, dần dần xâm lấn đến tủy và gây cảm giác đau nhức dữ dội liên tục. Lúc này, những lỗ hổng sâu răng đã xuất hiện rõ ràng, thậm chí bạn có thể tự cảm nhận được khi đưa lưỡi qua. Nếu ở giai đoạn này, người bệnh kịp thời đến nha khoa xử lý, may mắn sẽ không bị tổn hại đến tủy.
Giai đoạn 4: Viêm tủy
Thật tệ nếu bạn không điều trị sâu răng ở giai đoạn 3 vì để bệnh phát triển đến giai đoạn viêm tủy này sẽ rất nguy hiểm. Tủy sẽ bị viêm nếu không được chữa trị kịp thời dẫn đến nhiễm trùng gây ra áp xe răng, viêm xương hàm,…tệ nhất là không giữ được răng.
Khi tình trạng sâu răng trở nên quá nghiêm trọng, bạn có thể cảm thấy vô cùng đau nhức răng và cơn đau này sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hoặc răng của bạn sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Khi đó, bạn sẽ gặp phải các tình trạng sức khỏe tồi tệ khác như mất ngủ, sưng mặt, và sốt cao.
Hơn nữa, nếu bạn chần chừ và để sâu răng trở nên nghiêm trọng hơn, việc điều trị sau này sẽ trở nên tốn kém hơn rất nhiều, ví dụ như phải thực hiện các phương pháp như lấy tủy răng, bịt răng hoặc thậm chí phải nhổ răng. Vì vậy, hãy đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt.
3. Các phương pháp điều trị sâu răng tại nhà
Có rất nhiều mẹo dân gian chữa sâu răng tại nhà được ông bà, cha mẹ truyền lại. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng hiệu quả và khoa học. Dưới đây là 4 cách điều trị sâu răng tại nhà an toàn và đã được kiểm chứng.
3.1. Chữa trị sâu răng bằng hạt cau
Được biết, hạt cau là phương thuốc dân gian lâu đời được sử dụng để trị sâu răng. Nguyên liệu này chứa các hoạt chất có khả năng sát khuẩn, giảm viêm tự nhiên nên thường được dùng làm thuốc trị sâu răng, hôi miệng, viêm nướu răng.
Trên thực tế, từ thời xa xưa, ông bà ta đã có thói quen ăn trầu cau và những người hay nhai trầu thường có hàm răng rất chắc khỏe. Đây không phải chỉ là tập tục mà còn là giải pháp ngăn ngừa sâu răng và các vấn đề răng miệng khác, giúp răng chắc khỏe hơn.
Để trị sâu răng, bạn chỉ cần ngâm hạt cau chung với rượu. Có thể dùng cau tươi hay khô đều được.
Hạt cau tươi sau khi tách ra khỏi quả bạn đem rửa sạch, bỏ vào bình thủy tinh rồi đổ rượu nếp trắng trên 40 độ vào ngâm theo tỉ lệ 1:3 (1 kg hạt cau với 3 lít rượu)
Đậy kín nắp bình rượu, để vào nơi mát mẻ trong 1 tháng
Mỗi sáng sau khi đánh răng xong, bạn hãy lấy một ít rượu hạt cau ngậm trong miệng khoảng 15 phút, nhổ ra.
Lưu ý:
- Không dùng rượu hạt cau để điều trị sâu răng ở trẻ em
- Rượu hạt cau được sử dụng để điều trị tại chỗ, không được uống.
3.2. Cách điều trị sâu răng bằng tỏi
Tỏi được sử dụng phổ biến như một vị thuốc chữa bệnh nổi tiếng trong dân gian, chữa các bệnh cảm cúm, ho, đau nhức răng,… Bởi trong tỏi có nhiều vi chất như Fitonxit, glycogen… có công dụng diệt khuẩn và sát trùng cao. Tỏi được coi như một loại thuốc kháng sinh trị sâu răng tự nhiên, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn sâu răng, giảm đau nhức chân răng, ngăn ngừa viêm lợi.
Có 2 cách để trị sâu răng bằng tỏi:
Cách 1: Dùng tỏi nguyên chất
Lột vỏ 2 – 3 tép tỏi tươi bỏ vào cối giã nát hoặc xay nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên bề mặt răng bị sâu, để trong 15 phút. Lặp lại 2 – 3 lần trong ngày để ức chế vi khuẩn phát triển, ngăn ngừa hiện tượng đau nhức trong răng.
Cách 2: Kết hợp tỏi với muối
Lấy 3 tép tỏi tươi giã nát rồi trộn chung với 1 ít muối ăn rồi đắp vào vị trí răng bị sâu 2 – 3 lần trong ngày theo cách tương tự như trên. Kiên trì áp dụng đều đặn khoảng vài ngày để thấy được hiệu quả nhanh.
3.3. Cách điều trị sâu răng bằng tía tô
Khi bị cảm mạo hoặc sốt, tại sao nên ăn cháo tía tô thay vì hành lá hay loại rau thơm nào khác? Sở dĩ, lá tía tô chứa nhiều hoạt chất như Linalool perillaldehyde, Perillaldehyd hay Hydrocumin… có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm.
Do vậy, lá tía tô cũng có thể ức chế quá trình sâu răng, đồng thời giảm hiện tượng đau nhức, ê buốt, sưng viêm chân răng. Ngoài ra, sử dụng lá tía tô đúng cách còn giúp ngăn ngừa hôi miệng, bảo vệ men răng, mang lại cho bạn hơi thở thơm mát và một hàm răng chắc khỏe hơn.
Để trị sâu răng tại nhà, bạn lấy khoảng 10 lá tía tô đem rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng 15 phút để khử khuẩn.
Sau đó, bỏ lá vào máy xay nhuyễn cùng với một ít nước đun sôi để nguội
Lọc lấy nước cốt lá tía tô chia làm nhiều lần ngậm. Mỗi lần ngậm, giữ trong miệng khoảng 5 – 10 phút rồi nhổ ra và súc miệng lại với nước lọc.
3.4. Cách trị sâu răng bằng lá ổi
Trong lá ổi chứa nhiều hợp chất Astringents, đây là chất kháng viêm, kháng khuẩn tốt giúp nướu săn chắc và giảm cơn đau nhức răng hiệu quả.
Lấy lá ổi đã được rửa sạch giã nát cùng với muối và nước ấm. Sau đó lọc lấy nước và dùng tăm bông thấm nước hỗn hợp vào chỗ sâu răng.
Bạn cũng có thể đun sôi lá ổi với nước lọc để làm dung dịch súc miệng hàng ngày, có tác dụng giảm đau răng và ức chế sự phát triển của vi khuẩn sâu răng.
4. Cách chữa trị sâu răng triệt để
Những phương pháp chữa sâu răng tại nhà bên trên hoàn toàn không thể trị dứt điểm được mà chỉ có thể làm giảm đau nhức và ức chế được phần nào sự phát triển của vi khuẩn sâu răng. Giải pháp tối ưu nhất cho bạn là đến nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị trực tiếp.
Trường hợp sâu răng nhẹ
Tái khoáng và dùng thuốc trị sâu răng là phương pháp điều trị răng bị sâu nhẹ rất đơn giản, với mục đích bảo tồn răng thật một cách tối đa nhất và đảm bảo răng được khỏe mạnh mà không gây ra bất kỳ sự thương tổn nào cho bệnh nhân. Đây cũng là cách phổ biến nhất để điều trị sâu răng sữa ở trẻ em ở thể nhẹ.
- Kỹ thuật tái khoáng phần răng bị sâu: dùng dung dịch gồm các chất cacium, phosphate, florinê nhỏ vào nơi răng bị sâu. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp răng mới chớm sâu, có khả năng thu hẹp và hạn chế sự phát triển của vùng có màu trắng vôi. Đây là phương pháp tái khoáng đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn.
- Dùng thuốc điều trị: Thuốc trị sâu răng chuyên dụng sẽ được các bác sĩ chấm vào chỗ bị sâu, đây là dung dịch có tính sát khuẩn. Phương pháp này chỉ dùng cho những chỗ sâu của răng hàm nhai phía sau vì dễ gây đổi màu men răng.
Trường hợp sâu răng nặng
Để điều trị dứt điểm sâu răng trong trường hợp này thì phần mô răng sâu cần phải được loại bỏ triệt để bằng những thủ thuật nha khoa.
Nếu tình trạng răng sâu đã ảnh hưởng đến tủy răng thì cần phải thực hiện điều trị tủy bị viêm để tránh gây ra nhiều biến chứng khác nhau như viêm chân răng, áp xe, … Sau đó sẽ sử dụng loại vật liệu trám hoặc bọc răng sứ để khôi phục hình dáng ban đầu và chức năng ăn nhai tự nhiên của răng.
- Trám răng trực tiếp
Đây là phương pháp sử dụng các vật liệu sẵn có tại nha khoa và hoàn thành nhanh trong 1 lần hẹn. Miếng trám được tạo ra và đông cứng ngay trên răng.
- Trám răng gián tiếp
Đây là phương pháp sử dụng miếng trám được chế tạo trong phòng kỹ thuật nha khoa nhưng cần ít nhất 2 lần hẹn để hoàn thiện.
- Trong lần hẹn đầu tiên: nha sĩ sẽ lấy sạch mô răng sâu và tạo xoang trám phù hợp. Sau đó nha sĩ sẽ lấy dấu răng để gửi cho kỹ thuật phục hình răng (Labo nha khoa).
- Trong lần hẹn thứ 2: nha sĩ sẽ thử miếng trám lên răng, kiểm tra xem nó có vừa khít với răng của bạn hay không. Và tiến hành dán vĩnh viễn vào răng.
Trám răng gián tiếp thường được sử dụng khi cấu trúc răng còn lại không đủ để nâng đỡ miếng trám. Nhưng tổn thương chưa đáng kể để thực hiện mão răng hay bọc răng sứ.
Ngoài ra, phương pháp này có độ bền và tính thẩm mỹ cao hơn phương pháp trám răng trực tiếp.
5. Cách ngăn ngừa sâu răng hiệu quả
Để ngăn ngừa sâu răng, các bạn nên hạn chế tối đa đồ ăn có đường nhất là vào buổi tối, chải răng 2 lần mỗi ngày, nên dùng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn mảng bám và cặn thức ăn còn sót.
- Vi khuẩn gây sâu răng phát triển được nhờ có đường, vì vậy, luôn lưu ý đến đồ uống và thực phẩm mà bạn ăn chính là một cách đơn giản mà hiệu quả để ngăn ngừa sâu răng. Hãy giảm thiểu các đồ uống và đồ ăn vặt có chứa nhiều đường như soda hay kẹo ngọt. Thay vào đó, hãy uống thật nhiều nước và sử dụng các đồ ăn nhẹ lành mạnh như rau, củ, quả.
- Xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách là phương pháp tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ sâu răng. Hãy nhớ chải răng hai lần mỗi ngày với kem đánh răng có chứa chất fluoride và dùng chỉ nha khoa một lần mỗi ngày.
- Cuối cùng, bạn hãy thường xuyên đến gặp nha sĩ để kiểm tra răng miệng. Trong những lần thăm khám như vậy, hàm răng của bạn sẽ được vệ sinh một cách chuyên nghiệp để loại bỏ mảng bám và cao răng, đồng thời loại bỏ vết ố vàng trên răng để bạn luôn có một nụ cười rạng ngời. Trong quá trình thăm khám, nếu phát hiện sâu răng, nha sĩ sẽ điều trị kịp thời, không để tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.
Nếu bạn đang quan tâm đến các dịch vụ điều trị sâu răng mà vẫn chưa biết được phương pháp nào phù hợp với mình, bạn lo lắng về giá thì nên đến trực tiếp phòng khám của Nha khoa Dr Thuần và Cộng sự để được bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí 100%.
Sau khi có kết quả thăm khám chính xác, Bác sĩ đưa ra phương án cụ thể giúp tiết kiệm chi phí, thời gian thực hiện mà vẫn đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất cho từng bệnh nhân. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua một trong các phương thức sau:
- Sđt: 02293 610 222 – 0912 869 838
- Website: https://nhakhoadrthuan.com/
- Email: nkdrthuan@gmail.com
- Địa chỉ: 94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
NHA KHOA DR THUẦN & CỘNG SỰ
Địa chỉ:
94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình
Hotline 1:
02293 610 222
Hotline 2:
0912 869 838
Email:
nkdrthuan@gmail.com
Website: https://nhakhoadrthuan.com