Dấu hiệu nhận biết viêm nha chu? Cách điều trị viêm nha chu tại nhà

Viêm nha chu là bệnh lý về răng miệng nguy hiểm. Việc phát hiện sớm có thể điều trị tại nhà mà không gây các biến chứng nguy hiểm. Nha khoa Dr Thuần sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để bạn biết các dấu hiệu của viêm nha chu và cách điều trị viêm nha chu tại nhà.

1.Dấu hiệu nhận biết viêm nha chu

Bệnh viêm nha chu là tình trạng bệnh lý của của mô nha chu bao gồm viêm nướu và viêm nha chu phá hủy, là tình trạng nhiễm trùng bắt đầu từ nướu lan xuống các cấu trúc của mô nha chu bên dưới, làm nướu mất bám dính vào răng, xương ổ răng bị tiêu hủy và túi nha chu được thành lập.

Các dấu hiệu của bệnh viêm nha chu:

- Nướu chuyển thành màu đỏ thẫm, tím thẫm.

- Nướu xuất hiện mủ khi ấn vào.

- Có cảm giác không bình thường khi nhai, hơi thở có mùi hôi khó chịu.

- Răng lung lay và thưa dần.

Nướu mưng mủ là dấu hiệu của viêm nha chu

Nướu xuất hiện mủ là dấu hiệu của viêm nha chu

2.Cách điều trị viêm nha chu tại nhà

2.1.Cách điều trị viêm nha chu bằng muối biển

Muối tự nhiên có khoáng chất làm giảm viêm, giảm đau. 

- Bước 1: Lấy một cốc nước nóng hòa 2 muỗng cà phê muối và hòa tan

- Bước 2: Sử dụng như nước súc miệng

- Bước 3: Làm cách này 3 lần một ngày để giảm sưng và đau.

2.2.Cách điều trị viêm nha chu bằng dầu mè

Dầu mè loại bỏ được độc tố trong miệng, giúp răng lợi chắc khỏe và giảm hình thành mảng bám trên răng, giảm hôi miệng.

- Bước 1: Ngậm một muỗng canh dầu mè 15 phút.

- Bước 2: Nhổ ra và súc miệng lại với nước.

- Bước 3: Lặp lại việc này hàng ngày trước khi đánh răng liên tục một tháng.

2.3.Cách điều trị viêm nha chu bằng nghệ

Trong nghệ có chứa thành phần curcumin, một chất có khả năng kháng viêm và sát khuẩn cực mạnh.

Cách sử dụng nghệ thì khá là đơn giản. Bạn chỉ cần lấy chút bột nghệ lên bàn chải và đánh hàng ngày.

Ngoài ra để tối ưu việc chữa trị thì bạn có thể làm thêm các cách sau:

- Hòa nghệ với dầu vitamin E rồi thoa lên lợi mỗi tối trước khi đi ngủ.

- Súc miệng với nước ấm vào ngày hôm sau.

- Lặp lại quá trình này mỗi tối

2.4.Cách điều trị viêm nha chu bằng ổi

Ổi rất nhiều vitamin C có tác dụng giảm mảng bám. Ngoài ra còn kháng viêm và giảm đau.

Rửa sạch vài chiếc lá ổi non rồi nhai. Sau vài phút thì nhổ ra. Bạn cũng có thể thái ổi non ra nhai cùng ít muối.

2.5.Cách điều trị viêm nha chu bằng oxy già

Oxy già trị viêm lợi và sát khuẩn rất tốt và để làm trắng răng.

Dùng oxy già 3% pha với nước sau đó nhổ ra. Chỉ nên làm vài lần trong một tuần.

Ngoài ra còn có thể kết hợp với baking soda cho nên bàn chải đánh răng hay trộn với dầu đinh hương để súc miệng.

Chú ý: Không được dùng oxy già thường xuyên, ngày chỉ nên dùng một lần và không được nuốt.

2.6.Cách điều trị viêm nha chu bằng lô hội

Lô hội làm lành vết thương cực kỳ hiệu quả vì vậy sử dụng để điều trị viêm nha chu là rất tốt. Ngoài ra nó còn có tính diệt khuẩn sẽ làm tiêu vi khuẩn gây viêm nha chu.

- Mát xa bằng gel lô hội tươi, để nguyên trong nửa tiếng rồi rửa sạch.

- Có thể xay lô hội ra rồi ngậm trong miệng vài phút, sau đó nhổ ra.

- Lấy 2 thìa cà phê nước lô hội uống đều đặn.

Chú ý: Đừng uống quá nhiều nước lô hội vì nó ảnh hưởng đến nhuận tràng.

Lô hội giúp cải thiện tình trạng răng khi bị viêm nha chu

Lô hội giúp cải thiện tình trạng răng bị viêm nha chu

2.7.Cách điều trị viêm nha chu bằng túi trà đen

Trà đen có chứa axit tanic giúp giảm đau và chống viêm.

- Bước 1: Ngâm một túi trà trong nước nóng khoảng 10 phút, sau đó đợi nguội.

- Bước 2: Đặt túi trà lên chỗ bị viêm trong 5-10 phút.

- Bước 3: Lặp lại nhiều lần cho đến khi bạn cảm thấy dễ chịu.

3.Các loại thuốc chữa viêm nha chu tại nhà hiệu quả

Nếu bạn không có thời gian thực hiện các cách trên thì có thể dùng thuốc để tăng hiệu quả chữa bệnh viêm nha chu dứt điểm và dưới đây là một số loại thuốc bạn có thể tham khảo.

3.1.Thuốc bôi chữa viêm nha chu PERIOKIN

PerioKin là loại gel bôi khá phổ biến trong điều trị viêm lợi và viêm nha chu. Với thành phần chính là Chlorhexidine 0.2%-một hoạt chất có tác dụng khử khuẩn và ức chế hoạt động của virus và nấm men vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, Chlorhexidine còn được đánh giá cao trong việc kiểm soát tình trạng viêm nhiễm ở các mô nha chu.

Thuốc PERIOKIN

Thuốc bôi chữa viêm nha chu Periokin

3.2.Thuốc bôi nha chu Emofluor Gel

Các triệu chứng viêm nha chu thường không rõ ràng nên người bệnh rất khó để nhận biết. Khi bệnh tiến triển, sẽ có hiện tượng tụt lợi ở vùng mô nướu bao quanh răng, làm cổ răng và chân răng bị hở. Khi đó răng trở nên ê buốt, nhạy cảm hơn khi ăn uống, nhất là đối với những loại thức ăn nóng, lạnh và chua.

Trường hợp này, bạn có thể sử dụng thuốc bôi chữa viêm nha chu Emofluor Gel. Với các thành phần chính là Xylitol, Sodium fluoride và Tin fluoride có tác dụng tăng cường độ cứng men răng, giảm tình trạng ê buốt, nhạy cảm, ngăn chặn viêm lợi, viêm nha chu tiến triển.

3.3.Thuốc bôi chữa viêm nha chu Metrogyl Denta

Một trong những loại thuốc điều trị viêm nha chu dạng bôi hiệu quả nhất hiện nay không thể không nhắc đến Metrogyl Denta. Thuốc được sản xuất ở dạng gel, màu trắng đục, có chứa 2 thành phần chính là Chlorhexidine và Metronidazole.

Bài viết này cho bạn kiến thức để nhận biết các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm nha chu và cách chữa trị tại nhà. Mong rằng bạn có thể áp dụng để khắc phục tình trạng viêm nha chu cũng như phòng ngừa nó.

Xem thêm:

Bảng giá dịch vụ nha khoa Dr.Thuan

Bỏ túi cách chữa viêm nha chu hiệu quả













Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
NHA KHOA DR THUẦN & CỘNG SỰ
Địa chỉ: 94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình
Hotline 1: 02293 610 222
Hotline 2:
0912 869 838
Email: nkdrthuan@gmail.com
Website: https://nhakhoadrthuan.com

Bài viết liên quan

BỆNH VIÊM NHA CHU: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU
BỆNH VIÊM NHA CHU: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU
Nguyên nhân răng bị ố vàng? Cách làm trắng răng ố vàng lâu năm?
Nguyên nhân răng bị ố vàng? Cách làm trắng răng ố vàng lâu năm?
Niềng răng mắc cài kim loại là gì? Quy trình như thế nào?
Niềng răng mắc cài kim loại là gì? Quy trình như thế nào?
Ưu điểm, nhược điểm và những lưu ý khi niềng răng mắc cài
Ưu điểm, nhược điểm và những lưu ý khi niềng răng mắc cài