Hướng dẫn cách nhổ răng sữa cho bé an toàn và không đau

Thay răng sữa là một hiện tượng vô cùng tự nhiên ở mọi trẻ em. Trong nhiều trường hợp, cha mẹ hoàn toàn có thể nhổ răng sữa cho bé tại nhà. Tuy nhiên, làm sao để giảm bớt đau đơn và giúp bé không sợ hãi, hãy cùng tham khảo một số cách nhổ răng sữa cho bé an toàn và không đau dưới đây.

cách nhổ răng sữa cho bé

Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ?

Hầu hết các cơ chế mọc răng và thay răng ở trẻ đều thuận theo tự nhiên. Do răng sữa chỉ là răng tạm thời và việc răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ được cũng phụ thuộc vào răng vĩnh viễn bên dưới.

Khi đến thời điểm răng vĩnh viễn mọc, mầm răng bên dưới sẽ trồi lên, kích thích chân răng sữa tiêu biến. Đó chính là lúc răng sữa có dấu hiệu lung lay. Khi này, cha mẹ chỉ cần đợi răng con lung lay nhiều, đến khi thấy chân răng dần đứt ra thì hãy tiến hành nhổ.

cách nhổ răng sữa cho bé

Thời gian từ lúc răng lung lay đến lúc thích hợp được nhổ cũng phụ thuộc vào vị trí răng và số chân răng. Với răng cửa và răng nanh thời gian lung lay chỉ trong vài ngày là có thể nhổ. Tuy nhiên, răng hàm có nhiều chân hơn và cũng chắc chắn hơn nên thời gian lung lay có thể trong 1 tuần hoặc hơn 1 tuần mới nhổ được.

Mặc dù vậy, đó chỉ là thời gian đánh giá trên mức độ trung bình. Có thể thời gian răng sữa lung lay lâu hơn thông thường nhưng cha mẹ cũng cần kiên nhẫn đợi, không nên nhổ quá sớm khi răng vừa mới lung lay nhẹ vì điều đó sẽ làm con cảm thấy rất đau đớn và chảy máu nhiều.

Vậy khi thấy răng vĩnh viễn đang mọc lên mà răng sữa không lung lay có nên nhổ? Đó là câu hỏi mà một số người lần đầu làm cha làm mẹ đều thắc mắc. 

cách nhổ răng sữa cho bé

Một điều mà cha mẹ cần lưu ý là không nên tự ý nhổ răng sữa của con khi chưa đến tuổi thay hoặc chưa có dấu hiệu bị ảnh hưởng. Việc nhổ răng sữa không đúng thời điểm không những khiến việc ăn nhai của bé gặp khó khăn mà còn tác động xấu đến việc phát triển răng miệng và các cơ quan liên quan.

Tại sao trẻ nhổ răng sữa lâu mọc lại?

Tùy vào cơ địa của từng trẻ mà thời gian mọc răng vĩnh viễn sau khi răng sữa rụng đi là khác nhau, nhưng thường thì sẽ dao động từ 1 – 2 tháng.

Trình tự rụng răng sữa và thay răng vĩnh viễn theo thứ tự và độ tuổi như sau:

  • Khi trẻ 6 – 8 tuổi, răng cửa (răng số 1,2) sẽ là chiếc răng đầu tiên được thay thế bằng răng vĩnh viễn và sau 2 – 4 tuần răng cửa vĩnh viễn sẽ mọc lên.
  • Khi trẻ 9 – 12 tuổi, răng nanh sữa (răng số 3) rụng đi và răng nanh vĩnh viễn mọc lên trong 2 – 4 tuần tiếp theo.
  • Khi trẻ được 9 – 11 tuổi, răng cối nhỏ (răng số 4,5) bắt đầu được thay và 1 – 2 tháng sau đó là thời điểm mọc răng vĩnh viễn.

Bên cạnh đó, số lượng chân răng cũng là yếu tố quyết định thời gian mọc răng vĩnh viễn nhanh hay chậm. Răng cửa và răng nanh sữa có một chân nên thời gian thay chỉ mất 2 – 4 tuần. Trong khi đó, những chiếc răng cối có nhiều chân thì phải cần thời gian khoảng 1 – 2 tháng.

cách nhổ răng sữa cho bé

Răng vĩnh viễn thường thay và mọc theo từng cặp và theo thứ tự có thể đoán trước được. Tuy nhiên, nếu răng của trẻ không theo trình tự thông thường, cha mẹ cũng không cần phải lo lắng. Cũng giống như quá trình mọc răng ở trẻ sơ sinh, quá trình mọc răng vĩnh viễn ở mỗi trẻ là khác nhau.

Mặc khác, có một số yếu tố làm ảnh hưởng đến thời gian mọc răng vĩnh viễn sau khi nhổ răng sữa ở trẻ. Ví dụ như khi răng sữa rụng đi để lại khoảng trống lớn thì sẽ mọc nhanh hơn các răng bị chen lấn, chèn ép. Hoặc do các thói quen của trẻ như đẩy lưỡi, cắn bút vào phần nướu sau khi nhổ khiến nướu bị “chai” làm răng vĩnh viễn mọc lâu hơn.

Xem thêm: Răng Sữa Bị Sâu Có Nên Nhổ? Cách Điều Trị Sâu Răng Cho Trẻ

Những cách nhổ răng sữa an toàn, không đau

Để giảm bớt đau đớn khi nhổ răng cho trẻ, cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp dưới đây. Lưu ý, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, cha mẹ nên đưa con đến nha khoa uy tín để tiến hành nhổ răng, tránh tình trạng nhiễm trùng nướu của trẻ.

cách nhổ răng sữa cho bé

Chọn thời điểm thích hợp

Khi nhổ răng sữa của trẻ quá sớm, tức trước thời điểm thích hợp, cũng sẽ khiến quá trình nhổ răng của con trở nên đau đớn hơn rất nhiều. 

Vậy thời điểm thích hợp để nhổ răng sữa cho trẻ là khi nào? Khi răng của trẻ “lung lay” càng nhiều, tức cha mẹ có thể di chuyển chiếc răng về trước và sau càng xa càng tốt thì đây mới là thời điểm nhổ răng thích hợp. Khi răng trẻ chỉ mới lung lay nhẹ, chân răng còn bám rất chắc vào nướu. Nếu cha mẹ nhổ răng cho con lúc này sẽ rất khó khăn, khiến trẻ chảy máu nhiều, đau đớn và sợ hãi.

Hướng dẫn con dùng lưỡi để đẩy các răng bị lung lay

Khi thấy răng trẻ đã có dấu hiệu lung lay trong một thời gian dài nhưng mãi chưa đủ độ để có thể nhổ, cha mẹ nên hướng dẫn con lấy lưỡi đẩy qua lại vào chiếc răng đó để kích thích chiếc răng lung lay nhiều hơn rồi mới tiến hành nhổ răng cho con.

Lưu ý: cha mẹ nên dặn con tuyệt đối không được sử dụng tay để lung lay răng. Vì việc vệ sinh tay của trẻ còn hạn chế, nếu không chú ý trẻ có thể dùng tay đưa vào miệng khi chưa được vệ sinh sạch sẽ, từ đó khiến cho các vi khuẩn có hại vào miệng, gây nhiễm trùng.

Thao tác dứt khoát 

Cha mẹ có thể sử dụng găng tay cao su để thao tác nhổ răng cho bé được nhanh và dứt khoát vì chúng có độ bám chắc hơn. Việc nắm không chắc có thể khiến cha mẹ giật hụt và phải làm lại khiến quá trình nhổ răng bị kéo dài, gây đau đớn, chảy máu nhiều hoặc sót chân răng.

Dùng chỉ để nhổ răng cho bé

Đầu tiên mẹ nên chuẩn bị 1 sợi chỉ dài và quấn chỉ vào thân răng, buộc thật chặt sau đó giật mạnh ra phía ngoài. Trong khi nhổ răng sữa cho trẻ, cha mẹ nên đánh lạc hướng sự chú ý của bé để việc này diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn.

cách nhổ răng sữa cho bé

Giảm đau bằng cách làm tê nướu

Khi đã đến thời điểm thích hợp để nhổ răng sữa cho con, cha mẹ có thể bôi thuốc mỡ gây tê tại chỗ lên nướu răng do bác sĩ nhi khoa hoặc nha sĩ kê đơn hoặc cũng có thể chườm một vài viên đá lạnh để làm tê nướu (lựa chọn hiệu quả thay cho thuốc gây tê) sau đó mới tiến hành nhổ răng cho con.

Chắc chắn đây là cách nhổ răng không đau cho bé hiệu quả nhất. Trẻ sẽ không cảm thấy đau nhức khi nhổ trực tiếp vì đã được gây tê từ trước.

Nên làm gì khi nhổ răng sữa còn sót chân răng?

Khi thực hiện nhổ răng sữa cho bé tại nhà, có thể do kỹ thuật nhổ của cha mẹ chưa đúng dẫn đến tình trạng nhổ răng sữa còn sót chân răng trên lợi của bé. Việc này vô cùng nguy hiểm, nếu không loại bỏ chân răng còn sót có thể gây ra viêm nhiễm, đau nhức và làm sai lệch vị trí mọc răng vĩnh viễn của trẻ.

Biện pháp an toàn nhất lúc này là đưa con đến gặp nha sĩ để được thăm khám kỹ lưỡng và đưa ra phương pháp xử lý thích hợp với tình trạng của trẻ.

Nếu nhận thấy chân răng còn sót nhỏ và không gây ảnh hưởng đến trẻ thì bác sĩ sẽ không can thiệp mà gì mà chỉ theo dõi chúng. Khi răng vĩnh viễn mọc lên, chân răng sữa còn sót sẽ tự tiêu đi.

Còn nếu thấy chân răng còn sót có thể hoặc đã gây ra tình trạng nhiễm trùng nướu của trẻ thì bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp sớm tránh tình trạng ổ viêm nhiễm lan rộng. Đồng thời, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng viêm, giảm đau cho trẻ nếu cần thiết.

Chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng sữa cho bé

Việc chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng sữa là điều cần thiết để hạn chế tình trạng viêm nhiêm hay những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra. 

cách nhổ răng sữa cho bé

Nếu việc nhổ răng diễn ra thuận lợi, không để lại các dấu hiệu bất thường nào thì mẹ cũng cần chăm sóc răng miệng của bé cẩn thận. Cụ thể:

  • Hãy dặn con không nên dùng lưỡi, tay tác động lên vị trí răng vừa nhổ. Vì điều này sẽ gây đau đớn và dễ phát sinh các vấn đề răng miệng.
  • Trong 3 – 4 ngày đầu tiên, cha mẹ cần ưu tiên cho bé ăn những thực phẩm mềm, dễ ăn như cháo, soup,… và bổ sung thật nhiều nước cho bé.
  • Sử dụng bàn chải có sợi lông mềm để đánh răng nhẹ nhàng cho bé, tránh chải lên hố răng vừa nhổ. Sau đó súc miệng lại với nước muối để khử khuẩn.
  • Nếu cha mẹ thấy phần hố răng có dấu hiệu bất thường như sau khi nhổ răng sữa còn sót chân răng hoặc nướu rỉ máu, không cầm được trong thời gian dài thì tốt nhất hãy đưa bé đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám lại.

Kết luận, nhổ răng sữa cho con đúng cách là điều cha mẹ cần tìm hiểu kỹ lưỡng để thực hiện an toàn. Những sai lầm trong cách nhổ răng sữa trẻ em không chỉ khiến trẻ sợ hãi, đau đớn mà còn có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng nướu. Trường hợp trẻ mọc răng vĩnh viễn trong khi răng sữa chưa hề lung lay khiến răng vĩnh viễn mọc không thẳng hàng hoặc khi gặp vấn đề bất thường cản trở quá trình rụng và thay răng của trẻ, cha mẹ nên đưa con đến thăm khám nha sĩ.

Nếu cha mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nhổ răng sữa cho trẻ hãy liên hệ đến Phòng khám nha khoa Dr Thuần và Cộng sự. Chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và tư vấn các phương pháp nha khoa an toàn cho bé.

  • Sđt:  02293 610 222 – 0912 869 838
  • Địa chỉ:  94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
NHA KHOA DR THUẦN & CỘNG SỰ
Địa chỉ: 94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình
Hotline 1: 02293 610 222
Hotline 2:
0912 869 838
Email: nkdrthuan@gmail.com
Website: https://nhakhoadrthuan.com

Bài viết liên quan

Tại sao cần phải nhổ răng khôn mọc ngầm, mọc lệch?
Tại sao cần phải nhổ răng khôn mọc ngầm, mọc lệch?
Răng Sữa Bị Sâu Có Nên Nhổ? Cách Điều Trị Sâu Răng Cho Trẻ
Răng Sữa Bị Sâu Có Nên Nhổ? Cách Điều Trị Sâu Răng Cho Trẻ
Khi nào nên nhổ răng 8, nhổ răng 8 ở ninh bình có đắt không?
Khi nào nên nhổ răng 8, nhổ răng 8 ở ninh bình có đắt không?
NHỮNG BIẾN CHỨNG SAU KHI NHỔ RĂNG SỐ 8 BẠN CẦN LƯU Ý
NHỮNG BIẾN CHỨNG SAU KHI NHỔ RĂNG SỐ 8 BẠN CẦN LƯU Ý