Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm? Nguyên nhân và cách khắc phục
Khi bị mất răng mà không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là tiêu xương hàm gây tụt nướu, suy giảm chức năng nhai và mất cân đối khuôn mặt. Vậy mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm? Phương pháp chữa tiêu xương ổ răng đảm bảo nhất là gì? Cùng Nha Khoa Dr Thuần tham khảo bài viết dưới đây.
1. Thế nào là tiêu xương hàm?
Tiêu xương hàm (hay còn gọi là tiêu xương ổ răng) là tình trạng mật độ và thể tích xương ổ răng và xung quanh răng bị suy giảm dần. Tiêu xương hàm có thể xảy ra ở cả hàm trên và hàm dưới gây ảnh hưởng rất lớn đến khớp cắn và cấu trúc khuôn mặt.
Dựa theo các đặc điểm của tình trạng bệnh, có thể chia ra 5 loại loại tiêu xương hàm và kèm theo dấu hiệu tiêu xương răng như sau:
- Tiêu xương hàm theo chiều dọc: Xương hàm dưới nướu bị lõm sâu hơn xương hàm bên cạnh, về lâu dài phần nướu ở vị trí bị tiêu xương cũng sẽ teo lại.
- Tiêu xương hàm theo chiều ngang: Phần xương hàm bên cạnh giãn ra, lấn sang vị trí bị mất chân răng, khiến các răng bị xô lệch.
- Tiêu xương ở khu vực xoang: Khi răng hàm trên bị mất, phần xoang có xu hướng giãn rộng nếu không cấy ghép răng giả kịp thời.
- Hạ thấp xương hàm khi mất nhiều răng: Tình trạng tiêu xương diễn tiến nặng đến ống thần kinh, gây nhiều trở ngại khi phục hình răng bằng Implant.
- Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt: Khi mất nhiều răng ở cả hàm trên và hàm dưới, gương mặt xuất hiện nếp nhăn, má hóp, da chảy xệ.
2. Nguyên nhân tiêu xương hàm
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tiêu xương hàm chủ yếu đến từ hiện tượng mất răng và viêm nha chu. Ngoài ra còn có một nguyên nhân nữa cũng là do mất răng nhưng sử dụng phương pháp mang hàm giả tháo lắp hoặc trồng răng sứ để khắc phục.
Do mất răng
Khi bị mất răng, xương hàm sẽ có một khoảng trống ở vị trí chân răng, không còn lực nhai tác động của răng lên xương hàm và sẽ dẫn tới quá trình tiêu xương.
Đây là nguyên nhân hàng đầu làm cho xương hàm bị tiêu giảm nhanh chóng. Một chiếc răng bị mất đi sẽ tạo một hõm sâu trong xương hàm. Sau một thời gian, xương hàm ở các vị sát bên sẽ có xu hướng “chảy” về phía răng thật đã mất, nhằm lấp đầy khoảng trống kia, khiến cho mật độ xương trở nên thưa và xốp hơn trước.
Do bị viêm nha chu
Tiêu xương hàm còn xảy ra khi nướu bị viêm gây tụt nướu, hở chân răng, dẫn tới tình trạng xương và dây chằng bao bọc quanh răng bị tiêu hủy dần, khiến răng không còn chỗ dựa.
Viêm nha chu là tình trạng các mô nha chu bị viêm nhiễm, nướu sưng đỏ, chảy máu chân răng và gây đau nhức.
Về lâu dài, phần nướu không còn khả năng bám vào chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công. Dẫn đến tụt nướu, hình thành các túi nha chu và phá huỷ xương ổ răng. Nếu không điều trị sớm, bệnh viêm nha chu sẽ làm cho xương hàm tiêu đi rất nhanh và gây mất răng tiêu xương ổ răng
Do mang hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ
Khá nhiều bệnh nhân sau khi mất răng lựa chọn sử dụng hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ. Tuy nhiên, 2 phương án này chỉ có phần thân răng giả được phục hình lên trên phần nướu đã mất răng. Hoàn toàn không thể thay thế được chân răng đã mất, ngược lại còn làm cho xương hàm bị tiêu biến nhanh hơn sau một thời gian dài ăn nhai.
3. Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?
Với một người có sức khỏe bình thường, tiêu xương hàm do mất răng sẽ bắt đầu diễn ra sau khoảng 3 tháng, tốc độ tiêu xương nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa.
- Trong khoảng 6-12 tháng đầu sau khi mất răng, sẽ có 25% xương hàm bị tiêu biến.
- Mất răng sau 2-3 năm, mật độ tiêu xương hàm có thể chiếm đến 45 – 60%, đồng thời gây ra nhiều biến chứng với cơ mặt và ảnh hưởng đến các răng xung quanh.
Thời gian đầu, quá trình tiêu xương thường diễn ra âm thầm, khó quan sát được sự thay đổi của hàm. Những dấu hiệu của tiêu xương ổ răng sẽ dần biểu hiện rõ và có thể nhận thấy rõ ràng sau vài năm.
4. Biến chứng khi bị tiêu xương hàm
Mất răng có ảnh hưởng gì không? là câu hỏi của rất nhiều người khi chưa biết về tác hại khôn lường của việc mất răng. Mất răng không chỉ dừng lại ở “ảnh hưởng” mà còn gây “biến chứng nghiêm trọng” khi bị tiêu xương hàm.
Tụt nướu
Biểu hiện đầu tiên khi xương hàm tiêu biến là chiều cao và chiều rộng của thành xương giảm dần, gây tụt nướu, bờ nướu mỏng. Lúc này, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công, phát triển làm ảnh hưởng sức khoẻ của người bệnh.
Xô lệch răng
Khi bị mất răng sẽ phá vỡ cấu trúc của hàm, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng di răng. Biểu hiện của tình trạng này là các răng trên và kề cận vùng tiêu xương bị xô lệch, nghiêng vẹo, mất thẩm mỹ và yếu hơn bình thường, gây ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai
Suy giảm chức năng ăn nhai
Tiêu xương hàm khiến cho vùng xương hàm bị trũng thấp, các răng liền kề xô lệch, gây sai khớp cắn. Khớp cắn bị lệch khiến việc ăn nhai không thoải mái, gây ra nhiều vấn đề cho hệ tiêu hóa và có thể làm đau khớp thái dương hàm.
Móm và già trước tuổi
Khi bị tiêu xương hàm, nướu răng bị thu nhỏ lại làm má bị hóp vào trong, ảnh hưởng tới sự hài hòa về các bộ phận má, mũi, cằm khiến khuôn mặt trở nên già nua. Hệ quả này thường thể hiện rõ nét ở những bệnh nhân bị tiêu xương toàn hàm.
Cản trở việc phục hình răng
Khi để tiêu xương hàm quá nặng mới đi xử lý, mật độ xương hàm suy giảm sẽ khiến trụ Implant không thể đứng vững nếu không ghép thêm xương. Tình trạng răng xô lệch có thể che lấp đi vị trí răng mất nên không còn đủ khoảng trống để cấy Implant. Khi đó để điều trị cần kết hợp nhiều giải pháp như ghép xương, chỉnh nha làm gia tăng chi phí và kéo dài thời gian.
Ảnh hưởng thẩm mỹ gương mặt
Như đã nói, tiêu xương hàm làm hóp má, da chảy xệ khiến bệnh nhân trở nên già hơn so với tuổi thật. Bên cạnh đó, tình trạng răng xô lệch còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười của bệnh nhân.
5. Cách chữa tiêu xương răng
“Tiêu xương hàm có chữa được không?” câu trả lời là “Có”. Tuy nhiên, hiệu quả triệt để hay không còn tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Do vậy, người bệnh nên can thiệp càng sớm càng tốt.
Các kỹ thuật truyền thống như làm cầu răng sứ và răng giả tháo lắp không có khả năng ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm, hơn nữa bệnh nhân còn có thể chịu thêm nhiều hệ lụy từ các phương pháp này. Giải pháp duy nhất để hạn chế tiêu xương hàm sau khi mất răng là trồng răng Implant.
Trồng răng khi bị tiêu xương hàm với trụ Implant được ghép sâu vào bên trong xương hàm sẽ giữ chức năng như một chân răng thật. Nhờ trụ Implant, răng giả sẽ có chỗ bám vững chắc vào xương hàm giúp khôi phục khả năng ăn nhai tối đa.
Trường hợp xương hàm của bệnh nhân bị tiêu quá nặng vẫn có thể thực hiện kỹ thuật trồng răng Implant được. Tuy nhiên khi này cần kết hợp thêm phương pháp ghép thêm xương nhân tạo hoặc phải nâng xoang hàm để tăng thêm độ dày của xương giúp cho việc cấy ghép trụ Implant được dễ dàng hơn.
Quá trình tiêu xương hàm sau khi mất răng là một hiện tượng tự nhiên và cần được khắc phục sớm, vì vậy bệnh nhân cần sắp xếp thời gian và tham khảo ý kiến bác sĩ để thực hiện trồng răng Implant phục hồi lại răng đã mất.
Để được nhận được tư vấn chi tiết, đừng ngần ngại kết nối với Bác sĩ của Nha khoa Dr Thuần theo Contact dưới đây:
- Sđt: 02293 610 222 – 0912 869 838
- Website: https://nhakhoadrthuan.com/
- Email: nkdrthuan@gmail.com
- Địa chỉ: 94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
NHA KHOA DR THUẦN & CỘNG SỰ
Địa chỉ:
94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình
Hotline 1:
02293 610 222
Hotline 2:
0912 869 838
Email:
nkdrthuan@gmail.com
Website: https://nhakhoadrthuan.com