Nên Hay Không Nên Cấy Ghép Implant Khi Mang Bầu

Tình trạng mất răng có thể xảy ra với bất kỳ độ tuổi nào, không chỉ người già mà cả người trẻ, trong đó có cả phụ nữ đang mang thai. Phụ nữ mang thai có cấy ghép Implant được không? Ảnh hưởng của việc mất răng tới mẹ bầu là gì? Tại sao phụ nữ mang thai dễ mất răng,…Cùng Nha Khoa Dr Thuần tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!

Mang thai được xem là giai đoạn khá nhạy cảm với tâm lý và hàm răng của người mẹ. Sự thay đổi đột ngột hoocmon và thiếu hụt canxi là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề như gãy, mất răng. Mà chắc hẳn bất kỳ ai cũng nhận thức được việc mất răng ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ và hoạt động nhai thức ăn. Đồng thời, khi mang thai, người mẹ rất dễ mắc các bệnh như viêm nướu, viêm nha chu. Nếu không chăm sóc, vệ sinh răng kỹ thì các vi khuẩn có hại sẽ tấn công và khiến cho răng yếu đi đáng kể.

1. Ảnh hưởng của tình trạng mất răng với phụ nữ mang thai

  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Bất kỳ ai khi bị mất răng cũng lo ngại về vấn đề này, đặc biệt là chị em phụ nữ. Điều này sẽ khiến phụ nữ trở nên tự ti, ngại giao tiếp và ảnh hưởng đến tâm lý của họ khi mang thai. Tình trạng mất răng cũng sẽ khiến cấu trúc khuôn mặt kém hài hòa, cân đối, dẫn đến cơ mặt bị nhăn nheo, chảy xệ.
  • Tiêu xương hàm: Đây là hệ lụy khó tránh khỏi khi mất răng trong thời gian dài. Mất răng càng lâu thì xương bị tiêu càng nhiều. Hiện tượng tiêu xương sẽ khiến cho các răng thật trong cung hàm bị xô lệch, lung lay và lệch khớp cắn.
  • Giảm khả năng ăn nhai: Răng bị mất sẽ khiến lực nhai suy giảm đáng kể dẫn đến việc ăn uống không ngon miệng. Điều này sẽ khiến thai nhi trong bụng sẽ không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.

2. Phụ nữ mang thai có cấy ghép Implant được không?

Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng khách hàng mà các nha sĩ khuyến cáo không nên thực hiện cấy ghép Implant. Bởi vì:

2.1. Thời gian điều trị dài

Thông thường, để thực hiện một ca cấy ghép răng Implant, tùy vào cơ địa và tình trạng của mỗi người mà thời gian điều trị sẽ kéo dài từ 1 – 6 tháng. Trong thời gian chờ cho trụ Implant tích hợp với xương hàm thì mẹ bầu vẫn cần phải thực hiện việc tái khám định kỳ. Đồng thời, sau ca cấy ghép thì mẹ bầu vẫn phải sử dụng cả thuốc kháng sinh, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ, điều này cũng sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.

2.2. Ảnh hưởng tới tâm lý

Trong quá trình mang thai thì hóc môn trong cơ thể người mẹ cũng có sự thay đổi. Do vậy mà tâm lý, tinh thần của mẹ rất dễ nhạy cảm. Chính vì thế, trong quá trình cấy ghép răng thì người mẹ sẽ có cảm giác lo lắng, hồi hộp hơn nhiều so với bình thường, điều này sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của thai nhi.

co nen cay ghep implant khi dang mang thai loi khuyen tu nha khoa nhan tam 1

2.3. Ảnh hưởng tới sức khỏe

Trong quá trình cấy ghép răng Implant thì việc chụp phim X – quang là điều bắt buộc. Thế nhưng tia X – quang lại có hại có thai nhi, có thể khiến cho thai nhi bị biến dạng hoặc gia tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân,… Vì thế, phụ nữ mang thai thường là đối tượng khách hàng khuyến cáo không nên thực hiện cấy ghép Implant để có thể đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Hơn nữa, trong thời gian mang bầu thì người mẹ có khả năng cao mắc bệnh viêm nha chu. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình tích hợp sinh học giữa xương hàm và trụ Implant. Chính bởi những yếu tố trên mà các bác sĩ và chuyên gia cấy ghép Implant thường khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai không nên cấy ghép răng Implant.

 

3. Cách chăm sóc răng miệng cho phụ nữ mang thai

Trong giai đoạn thai kỳ thì người phụ nữ thường thèm ăn và ăn nhiều bữa trong một ngày. Chính vì thế, lượng axit trong miệng sẽ tăng cao, nếu như không chăm sóc và vệ sinh răng miệng thật tốt thì sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển, khiến cho răng của người mẹ bị yếu và rụng dần đi.

Một số lưu ý trong cách chăm sóc răng miệng cho phụ nữ mang thai đó là:

– Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày

– Sử dụng bàn chải có đầu lông mềm và tránh sử dụng lực quá mạnh trong lúc đánh răng để không làm tổn thương đến nướu

– Thay bàn chải sau 3 tháng sử dụng để đảm bảo hiệu quả làm sạch

– Kết hợp sử dụng cả chỉ nha khoa, nước súc miệng và máy tăm nước để làm sạch các mảng bám trong khoang miệng

– Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi được tình trạng răng miệng của người mẹ.

phu nu mang thai co trong rang implant duoc khong

4. Chế độ dinh dưỡng giúp cho răng chắc khỏe dành cho phụ nữ mang thai

Chế độ dinh dưỡng dành cho phụ nữ mang thai giúp cho răng chắc khỏe mà bạn có thể tham khảo như:

– Tăng cường bổ sung thêm canxi qua các thực phẩm như sữa chua, phô mai,… lượng canxi cần cung cấp tối thiểu là 1.000mg, nhưng không được vượt quá 2.500mg

– Bổ sung thêm vitamin D để kích thích sự phát triển và duy trì hoạt động của niêm mạc miệng, thúc đẩy cơ thể người mẹ hấp thụ thêm canxi. Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin D từ trứng, dầu gan cá,….

– Vitamin A cũng là một trong những chất vô cùng quan trọng giúp cho nướu và niêm mạc miệng luôn chắc khỏe. Mẹ bầu có thể bổ sung thêm vitamin A từ các loại rau củ, trái cây như cà rốt, rau lang,….

loi ich cua viec bo sung acid folic khi mang thai 16300798104992100340655 1 0 481 768 crop 16300798254991401825978

Trên đây là một số thông tin về vấn đề phụ nữ mang thai có cấy ghép Implant được hay không? Nếu bạn còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đến với chúng tôi qua số hotline để được tư vấn và đặt lịch thăm khám miễn phí nhé.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, đừng ngần ngại kết nối với Bác sĩ của Nha khoa Dr Thuần theo Contact dưới đây:

  • Sđt:  02293 610 222 – 0912 869 838

  • Fanpage: Nha Khoa Dr Thuần và Cộng Sự – Tp Ninh Bình

  • Email:  nkdrthuan@gmail.com 

  • Địa chỉ:  94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
NHA KHOA DR THUẦN & CỘNG SỰ
Địa chỉ: 94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình
Hotline 1: 02293 610 222
Hotline 2:
0912 869 838
Email: nkdrthuan@gmail.com
Website: https://nhakhoadrthuan.com

Bài viết liên quan

Dịch vụ điều trị nha nhu và dấu hiệu nhận biết viêm nha nhu?
Dịch vụ điều trị nha nhu và dấu hiệu nhận biết viêm nha nhu?
Trồng răng tháo lắp có ưu nhược điểm gì? Cách chăm sóc?
Trồng răng tháo lắp có ưu nhược điểm gì? Cách chăm sóc?
Trồng răng sứ kim loại có tốt không? – Nha khoa Dr.Thuần
Trồng răng sứ kim loại có tốt không? – Nha khoa Dr.Thuần
Trồng răng sứ có sử dụng vĩnh viễn được không?
Trồng răng sứ có sử dụng vĩnh viễn được không?