Nguyên nhân đau răng và cách chăm sóc đơn giản

Sâu răng là một quá trình diễn ra từ từ, gây ra nhiều phiền toái dẫn đến đau răng, răng đau nhức khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc và bảo vệ răng miệng tốt, chúng ta hoàn toàn có thể đẩy lùi sâu răng ngay từ sớm.

1. Sâu răng là gì?

Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng và hình thành các lỗ nhỏ trên răng. Sâu răng là do sự kết hợp của các yếu tố, bao gồm vi khuẩn trong miệng, ăn vặt thường xuyên, sử dụng đồ uống có đường và vệ sinh răng miệng không tốt.

Sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt phổ biến ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Nhưng bất cứ ai có răng đều có thể bị sâu răng, kể cả trẻ sơ sinh.

Picture1

2. Nguyên nhân gây sâu răng là gì?

Sâu răng là một quá trình diễn ra theo thời gian, nó phát triển qua các giai đoạn sau:

  • Các mảng bám: Mảng bám là một lớp màng dính trong suốt bao phủ bề mặt bên ngoài của răng. Mảng bám hình thành do bạn ăn nhiều đường, tinh bột và không vệ sinh răng miệng kỹ. Khi đường và tinh bột bám lại trên răng, vi khuẩn sẽ nhanh chóng phát triển và hình thành mảng bám. Mảng bám bám trên răng có thể nằm ở dưới hoặc trên đường viền nướu, nó cứng lại tạo thành cao răng (vôi răng), khiến mảng bám khó bị loại bỏ hơn và tạo lá chắn cho vi khuẩn phát triển.
  • Mảng bám tấn công răng: Axit trong mảng bám sẽ phá hủy các khoáng chất trong lớp men răng. Sự xói mòn này gây ra các lỗ nhỏ trên men răng – giai đoạn đầu tiên của sâu răng. Một khi các men răng bị ăn mòn, vi khuẩn và axit có thể tấn công vào đến lớp tiếp theo của răng, được gọi là ngà răng. Lớp này mềm hơn men răng và khả năng chống lại axit kém hơn. Ngà răng có các đường ống nhỏ li ti thông trực tiếp với dây thần kinh của răng, nên khi sâu răng tấn công vào đến đây sẽ gây ê buốt.
  • Sâu răng vẫn tiếp tục phát triển: Khi sâu răng phát triển, vi khuẩn và axit tiếp tục di chuyển qua răng của bạn, di chuyển đến tủy răng, nơi có chứa dây thần kinh và mạch máu. Tủy răng bị sưng tấy do vi khuẩn xâm nhập, chèn ép dây thần kinh gây đau. Cảm giác khó chịu thậm chí có thể lan ra bên ngoài chân răng đến tận xương.

Ai cũng có nguy cơ bị sâu răng, các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ sâu răng của bạn:

  • Vị trí răng : Sâu răng thường xảy ra ở răng phía trong (răng hàm và răng tiền hàm). Những chiếc răng này có rất nhiều rãnh, lỗ và kẽ, và nhiều chân răng là nơi các mảnh thức ăn dễ bám lại. Do đó, chúng khó được giữ sạch hơn so với những chiếc răng cửa mềm mại và dễ tiếp cận của bạn.
  • Một số loại thực phẩm dễ gây sâu răng: Một số loại thực phẩm có thể bám lâu ngày trên răng như kem, sữa, mật ong, đường, soda, trái cây sấy khô, kẹo cứng và bạc hà, bánh ngọt, bánh quy, ngũ cốc khô và khoai tây chiên có nhiều khả năng gây sâu răng hơn những loại thực phẩm dễ bị rửa trôi bởi nước bọt.
  • Thường xuyên ăn vặt: Nếu bạn thường xuyên ăn vặt hoặc nhấm nháp đồ uống có đường, bạn sẽ cung cấp cho vi khuẩn một môi trường thuận lợi để phát triển, tạo ra axit tấn công men răng và làm mòn răng. Uống nước soda hoặc đồ uống có tính axit thường xuyên trong ngày sẽ giúp tạo ra một lượng axit liên tục phủ lên răng, làm mòn men răng.
  • Cho trẻ sơ sinh bú trước khi đi ngủ: Khi trẻ được cho bú sữa, sữa công thức, uống nước trái cây hoặc các chất lỏng có đường khác trước khi đi ngủ, những loại đồ uống này sẽ lưu lại trên răng trong khi trẻ ngủ, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng. Tình trạng này còn được gọi là sâu răng bình sữa. Thiệt hại tương tự có thể xảy ra khi trẻ mới biết đi uống những đồ uống này từ một chiếc cốc nhỏ.
  • Không đánh răng đầy đủ: Nếu bạn không làm sạch răng sớm sau khi ăn uống, mảng bám sẽ hình thành nhanh chóng và giai đoạn đầu của sâu răng có thể bắt đầu.
  • Thiếu florua: Florua là một khoáng chất tự nhiên, có tác dụng giúp ngăn ngừa sâu răng và thậm chí có thể đảo ngược các giai đoạn sớm nhất của tổn thương răng. Vì lợi ích của fluor đối với răng, mà nó được thêm vào nhiều nguồn cung cấp nước công cộng. Đây cũng là một thành phần phổ biến trong kem đánh răng và nước súc miệng. Còn nước đóng chai thường không có florua.
  • Độ tuổi: Tại Hoa Kỳ, sâu răng thường gặp ở trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, và cả người cao tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Theo thời gian, răng có thể bị mòn và nướu có thể bị tụt xuống, làm cho răng dễ bị sâu chân răng. Người cao tuổi cũng có thể đang sử dụng các loại thuốc làm giảm lưu lượng nước bọt, làm tăng nguy cơ sâu răng.
  • Rối loạn ăn uống: Như tình trạng hán ăn và ăn uống vô độ đều có thể dẫn đến mòn răng và sâu răng. Axit trong dạ dày do nôn mửa nhiều lần rửa sạch răng và bắt đầu hòa tan men răng. Rối loạn ăn uống cũng có thể gây cản trở việc sản xuất nước bọt.

    3. Cách đẩy lùi sâu răng hiệu quả ngay tại nhà

    Phương pháp hữu hiệu và đơn giản nhất để phòng ngừa sâu răng hiệu quả là ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám. Hãy thực hiện những cách chăm sóc đơn giản sau, bạn hoàn toàn có thể nói “không” với các mảng bám gây sâu răng.

    Đánh răng đúng cách, thay bàn chải thường xuyên

    Nên đánh răng thường xuyên, ít nhất 2 lần trong ngày và mỗi lần 2 phút. Khuyến khích chải sạch răng sau mỗi bữa ăn nhưng lưu ý không nên đánh răng ngay sau khi ăn và uống nước trái cây vì có thể làm mòn men răng nhanh hơn. 30 phút sau ăn là thời gian lý tưởng để đánh răng, lúc này nước bọt đã phục hồi và cân bằng chất khoáng của răng.

    Nên chọn bàn chải lông mềm để dễ dàng tiếp cận đến những khe nhỏ giữa răng và lợi, làm sạch nhẹ nhàng mà không gây tổn hại đến lợi. Loại bàn chải lông cứng rất dễ gây mòn men răng, tụt lợi và ê buốt. Thời điểm thích hợp để thay bàn chải là 3 tháng. Đồng thời, đừng dùng nắp đậy bàn chải vì đó có thể là nơi trú ngụ của vi khuẩn, chỉ cần rửa thật kỹ bàn chải dưới nước và để nơi khô ráo

    PICTURE2

  • Sử dụng chỉ nha khoa

    Đánh răng không đúng cách có thể khiến thức ăn vẫn bị giắt trong các kẽ răng, dẫn đến sâu răng. Vì vậy để chăm sóc răng miệng hiệu quả hơn, chúng ta cần kết hợp sử dụng chỉ nha khoa giúp loại trừ mảng bám và thức ăn vụn mà bàn chải không thể làm sạch được. Khuyến khích sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày, nhất là sau mỗi bữa ăn.

    Một số lưu ý khi sử dụng chỉ nha khoa:

    • Không nên sử dụng quá mạnh tay, nhấn xuống nướu quá đà, dẫn đến chảy máu, viêm nướu.
    • Không nên quá tiết kiệm, sử dụng một đoạn chỉ lặp lại nhiều lần vừa không sạch răng, vừa lây lan bệnh từ răng này sang răng khác.
    • Nên chọn loại chỉ sợi nhỏ, mềm và chất lượng tốt
      PICTURE3
      Nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng thay cho tăm xỉa răng

    Sử dụng nước súc miệng đúng cách

    Dùng nước súc miệng là một trong những cách chăm sóc tại nhà giúp đẩy lùi sâu răng hiệu quả, được nhiều người áp dụng. Nước súc miệng là dung dịch được pha chế để sát khuẩn, làm sạch vùng miệng, giúp hơi thở thơm tho trong nhiều giờ liền. Các bác sĩ nha khoa khuyên nên chọn loại nước súc miệng có flour – thành phần thiết yếu giúp răng chắc khỏe, loại trừ mảng bám, hạn chế sâu răng. Ngoài ra, chúng ta cũng nên kiểm tra hàm lượng cồn (ethanol, tỷ lệ biến đổi 6 – 27%). Nếu lượng cồn trong nước súc miệng quá lớn sẽ gây khô khoang miệng.

    Cách dùng nước súc miệng hiệu quả:

    • Ngậm nước súc miệng trong khoảng 30 giây rồi nhổ bỏ, không được nuốt.
    • Sau khi dùng nước súc miệng, không nên ăn trong khoảng 30 phút.
    • Nước súc miệng không có tác dụng thay thế kem đánh răng. Để đạt hiệu quả tốt nhất, cần phải đánh răng trước khi sử dụng nước súc miệng.
    • Không nên dùng nước súc miệng quá 3 lần/ngày.

    Chọn thực phẩm không gây hại cho răng

    – Cắt giảm lượng thức uống có đường cũng như đồ ăn nhiều tinh bột và axit. Những thực phẩm nên tránh: hoa quả sấy khô, bánh kẹo, đường lâu tan, khoai tây chiên, bánh mì trắng, pizza, nước ngọt, trái cây chua như cam, chanh, nho, cà chua…

    – Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ (rau quả) giúp kích thích tiết nước bọt, giúp làm sạch răng, tái khoáng hóa men răng, đẩy lùi sâu răng. Một số thực phẩm không gây hại cho răng như: súp lơ, dưa chuột, bắp cải, bí đỏ, bí xanh, cà rốt, dưa gang…

    – Không ăn uống nóng – lạnh cùng lúc, do nhiệt độ thay đổi đột ngột có thể dẫn đến ê buốt tủy răng, nứt vỡ men răng.

    Ngoài áp dụng tất cả biện pháp chăm sóc tại nhà trên, mỗi chúng ta nên duy trì thói quen đi khám răng miệng định kỳ tại các phòng khám nha khoa uy tín để giúp răng luôn chắc khỏe, phòng ngừa sâu răng hiệu quả.

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, đừng ngần ngại kết nối với Bác sĩ của Nha khoa Dr Thuần theo Contact dưới đây:

    • Sđt:  02293 610 222 – 0912 869 838

    • Fanpage: Nha Khoa Dr Thuần và Cộng Sự – Tp Ninh Bình

    • Email:  nkdrthuan@gmail.com 

    • Địa chỉ:  94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
NHA KHOA DR THUẦN & CỘNG SỰ
Địa chỉ: 94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình
Hotline 1: 02293 610 222
Hotline 2:
0912 869 838
Email: nkdrthuan@gmail.com
Website: https://nhakhoadrthuan.com

Bài viết liên quan

Dịch vụ điều trị nha nhu và dấu hiệu nhận biết viêm nha nhu?
Dịch vụ điều trị nha nhu và dấu hiệu nhận biết viêm nha nhu?
Mắc cài tự buộc và mắc cài thường kim loại giống và khác nhau thế nào?
Mắc cài tự buộc và mắc cài thường kim loại giống và khác nhau thế nào?
Quy trình làm răng giả tháo lắp chuẩn y khoa tại Nha khoa Dr. Thuần
Quy trình làm răng giả tháo lắp chuẩn y khoa tại Nha khoa Dr. Thuần
Phương pháp làm răng giả tháo lắp toàn hàm và những hạn chế?
Phương pháp làm răng giả tháo lắp toàn hàm và những hạn chế?