Niềng răng silicon trainer cho bé là gì? Có bao nhiêu loại?
Niềng răng silicon trainer cho bé là phương pháp chỉnh nha được nhiều bậc phụ huynh quan tâm và tìm hiểu. Phương pháp này giúp điều chỉnh răng bị sai lệch, điều chỉnh lại khớp cắn cho trẻ, hỗ trợ loại bỏ thói quen xấu gây ảnh hưởng đến sự phát triển răng miệng. Để mang lại hiệu quả chỉnh nha tốt nhất, hãy cùng Nha khoa Dr Thuần tìm hiểu về các loại hàm trainer cho trẻ hiện nay, cũng như cách đeo hàm và lưu ý khi sử dụng.
Nội dung bài viết
- 1. Hàm trainer cho trẻ em là gì?
- 2. Có bao nhiêu loại niềng răng silicon trainer cho bé?
- 3. Niềng răng silicon trainer cho bé có hiệu quả không?
- 4. Trường hợp nên và không nên niềng răng trainer cho trẻ
- 5. Quy trình nắn chỉnh răng cho trẻ em bằng hàm trainer
- 6. Hướng dẫn cách đeo hàm trainer đúng cách cho trẻ
- 7. Các lưu ý khi niềng răng silicon trainer cho bé
- 8. Gợi ý một số cách giúp trẻ hợp tác đeo hàm trainer
1. Hàm trainer cho trẻ em là gì?
Hàm trainer là loại khí cụ niềng răng cho trẻ em phù hợp với giai đoạn tiền chỉnh nha từ 3 - 15 tuổi nhằm cải thiện khớp cắn và vị trí răng bị sai lệch. Niềng răng với hàm trainer phù hợp ở cả giai đoạn răng sữa và răng hỗn hợp. Hàm trainer là viết tắt của Trainer Alignment, hay còn được biết đến với tên gọi là khí cụ niềng răng EF.
Hàm trainer cho bé được thiết kế dựa theo mô phỏng cung răng parabol, tương thích với vị trí răng và các cơ quan như môi, má, lưỡi. Đây là loại niềng răng không mắc cài, được làm bằng chất liệu nhựa mềm mại và không gây khó chịu cho bé.
Hình 1: Niềng răng silicon trainer phù hợp với trẻ em từ 3 - 15 tuổi
2. Có bao nhiêu loại niềng răng silicon trainer cho bé?
Sau đây là một số loại niềng răng silicon trainer cho bé mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo:
2.1. Hàm trainer nhóm J - Juniors (từ 3 - 5 tuổi)
Đây là hàm trainer dành cho trẻ khi còn răng sữa, với chất liệu bằng silicon mềm đảm bảo không gây khó chịu cho trẻ khi đeo hàm. Chức năng chính của hàm trainer nhóm J là mở rộng hàm cho trẻ, từ đó tránh tình trạng răng sữa mọc xô lệch, chen chúc nhau. Việc răng sữa mọc đúng vị trí sẽ tạo điều kiện tốt cho việc mọc răng vĩnh viễn sau này.
Hơn nữa, hàm J còn giúp loại bỏ những thói quen xấu của trẻ như mút tay, đẩy lưỡi, ngậm ti giả,... Đây đều là những nguyên nhân gây ra tình trạng răng mọc lệch ở trẻ. Để mang lại hiệu quả, phụ huynh nên cho trẻ đeo liên tục trong 1 tiếng/ngày và đeo qua đêm.
2.2. Hàm trainer nhóm K - Kids (từ 6 - 10 tuổi)
Hàm trainer cho trẻ nhóm K có cấu trúc tương tự như hàm nhóm J, nhưng chúng có kích thước lớn hơn và cứng hơn. Vì đây là độ tuổi thay răng vĩnh viễn nên hàm trainer cần phải cứng chắc hơn để đạt hiệu quả chỉnh nha như mong muốn.
Theo lời khuyên của nha sĩ, phụ huynh nên cho bé đeo hàm trainer nhóm K liên tục khoảng 1 - 2 tiếng/ngày và đeo qua đêm để giúp căn chỉnh khớp cắn và ngăn ngừa tình trạng răng mọc lệch.
>> Xem thêm: Có nên niềng răng cho trẻ em 8 tuổi không?
2.3. Hàm trainer nhóm T - Teens (từ 10 - 15 tuổi)
10 - 15 tuổi là độ tuổi đã thay răng vĩnh viễn, đây chính là thời điểm quyết định răng của trẻ có đều và thẳng hàng hay không. Và niềng răng silicon trainer cho bé nhóm T là sự lựa chọn tốt nhất cho giai đoạn này.
Hàm trainer nhóm T có 4 loại tương ứng với 4 giai đoạn khác nhau là T1, T2, T3, T4. Trẻ cần tuân thủ việc đeo niềng răng silicon trainer từ 2 - 3 tiếng/ngày và đeo qua đêm. Có như vậy thì khi trưởng thành, trẻ sẽ không cần phải thực hiện bất kỳ biện pháp niềng răng nào khác nữa.
>> Tham khảo: Các phương pháp niềng răng cho trẻ em 12 tuổi
2.4. Hàm trainer nhóm A - Adults (từ 15 tuổi trở lên)
Ở độ tuổi này, việc niềng răng silicon trainer cho bé đã không còn tác động quá nhiều đến sự dịch chuyển của răng như những giai đoạn trước. Vì lúc này khung xương hàm đã được định hình cứng chắc, răng mọc ổn định nên hàm trainer nhóm A chỉ mang lại hiệu quả tốt nhất với tình trạng răng lệch lạc nhẹ hoặc chỉ được xem như là loại hàm duy trì.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, phụ huynh nên nhắc nhở trẻ em đeo hàm trainer nhóm A liên tục khoảng 1 - 2 giờ mỗi ngày và đeo qua đêm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
3. Niềng răng silicon trainer cho bé có hiệu quả không?
Niềng răng silicon trainer cho bé có mang lại hiệu quả vì nó giúp ngăn ngừa những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến răng miệng của trẻ từ khi còn bé, từ đó giúp răng mọc thẳng và đều hơn. Ngoài ra, đây được xem như là một bước đệm để giúp việc chỉnh nha sau này trở nên dễ dàng hơn.
Hình 2: Niềng răng silicon trainer có mang lại hiệu quả cho bé
>> Tham khảo: Lợi ích của hàm silicon trainer cho bé
4. Trường hợp nên và không nên niềng răng trainer cho trẻ
Với sự hiệu quả mà hàm silicon trainer mang lại dễ gây hiểu lầm cho các bậc phụ huynh là trẻ em nào cũng có thể sử dụng. Sau đây là các trường hợp nên và không nên niềng răng silicon trainer cho bé mà bậc phụ huynh có thể tham khảo.
Hàm trainer cho trẻ được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Răng mọc chen chúc
- cắn hở, cắn sâu
- Trẻ có tật đẩy lưỡi, mút tay, cắn môi dưới, để lưỡi thấp
- Trẻ bị nhô xương hàm trên
- Bị kém trương lực cơ môi
- Khớp cắn hạng II chi 1 và chi 2
- Khớp cắn hạng III nhẹ
Bên cạnh đó còn có một số trường hợp chống chỉ định sử dụng hàm trainer cho trẻ là:
Trường hợp chống chỉ định tuyệt đối là: khớp cắn hạng III nặng, trẻ bị nghẽn đường mũi hoàn toàn, trẻ bị sai khớp cắn quá nặng
Trường hợp chống chỉ định tương đối là:
- Trẻ bị có thắng lưỡi quá ngắn. Giải pháp là nên cắt thắng và tập lưỡi trước khi sử dụng hàm trainer silicon
- Trẻ bị mắc bệnh lý tai mũi họng phải thở bằng miệng, vẹo vách ngăn, trẻ bị dị ứng,... Trẻ cần điều trị dứt điểm bệnh tai mũi họng trước khi sử dụng hàm silicon trainer
- Trường hợp cắn ngược nhẹ, có răng hàm cần được nong rộng theo chiều ngang trước khi sử dụng khí cụ niềng răng cho bé
5. Quy trình nắn chỉnh răng cho trẻ em bằng hàm trainer
Niềng răng cho trẻ bằng hàm silicon trainer được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Khám răng tổng quát để được bác sĩ đánh giá tình về trạng răng miệng của trẻ
- Bước 2: Chụp X-quang xương hàm, chụp hình trong khoang miệng
- Bước 3: Thông qua các thông tin trên, bác sĩ sẽ chẩn đoán và chỉ định loại hàm trainer phù hợp với trẻ
- Bước 4: Bác sĩ hướng dẫn trẻ và phụ huynh cách đeo hàm đúng cách
- Bước 5: Trẻ cần tuân thủ đeo hàm tối thiểu 2 giờ vào ban ngày và mang qua đêm khi ngủ
Lưu ý: Liệu trình chỉnh nha là khác nhau đối với từng bé. Cần tái khám đúng hẹn để bác sĩ thay hàm phù hợp ở từng giai đoạn.
Hình 3: Trẻ cần tái khám định kỳ trong suốt quá trình niềng răng
6. Hướng dẫn cách đeo hàm trainer đúng cách cho trẻ
Việc đeo hàm trainer đúng cách cho trẻ là vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chỉnh nha đạt được. Sau đây là hướng dẫn cách đeo hàm trainer đúng cách:
- Bước 1: Đặt khí cụ niềng răng vào phần dưới của hàm răng
- Bước 2: Hướng dẫn trẻ điều chỉnh lưỡi sao cho đặt đúng vào vị trí thẻ lưỡi của hàm trainer
- Bước 3: Cắn nhẹ hàm răng trên xuống hàm trainer và ngậm miệng lại để hàm bắt đầu hoạt động. Trong suốt quá trình đeo hàm chỉ được thở bằng mũi
7. Các lưu ý khi niềng răng silicon trainer cho bé
Để mang lại hiệu quả niềng răng với hàm silicon trainer tốt nhất cho bé thì phụ huynh cần lưu ý một số điều sau:
- Nếu phát hiện trẻ bị đau răng hoặc viêm nướu thì hãy đưa bé đến cơ sở nha khoa để được thăm khám ngay
- Vệ sinh hàm sau mỗi lần đeo bằng nước sạch hoặc ngâm nước muối để khử trùng rồi bảo quản nơi khô ráo
- Ngậm chặt và khép môi, không nhai hay nói khi đeo hàm trainer sẽ giúp mang lại kết quả chỉnh nha tốt nhất
- Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín và bác sĩ có tay nghề cao nhằm đảm bảo an toàn
8. Gợi ý một số cách giúp trẻ hợp tác đeo hàm trainer
Trong thời gian đầu đeo hàm trainer silicon trẻ có thể cảm thấy chưa quen và khó chịu, không hợp tác điều trị. Lúc này bậc phụ huynh không nên quá lo lắng và có thể tham khảo các cách giúp trẻ thích nghi dễ dàng hơn với hàm silicon trainer.
- Tạo tâm lý thoải mái cho trẻ:
Hãy giải thích và trò chuyện với trẻ để giúp bé hiểu được ý nghĩa và kết quả mang lại của việc này là giúp bé sở hữu hàm răng đều đẹp và khỏe mạnh. Ngoài ra, bậc phụ huynh cũng nên lựa chọn những phòng khám rộng rãi, thoải mái, có khu vực vui chơi cho trẻ em càng tốt. Điều này nhằm tạo cảm giác thoải mái, vui vẻ cho bé mỗi khi đến khám.
Hình 4: Tạo tâm lý thoải mái cho trẻ để trẻ hợp tác điều trị với hàm silicon trainer
- Khen ngợi, động viên khích lệ tinh thần cho bé:
Khi đeo hàm trainer, có thể trẻ sẽ cảm thấy tự ti và xấu hổ. Lúc này, cha mẹ nên động viên, khích lệ tinh thần cho bé bằng những điều tích cực như kết quả đạt được là một nụ cười thật đẹp, giúp trẻ tự tin hơn trong khi giao tiếp, trò chuyện với mọi người xung quanh. Nếu được, hãy cho bé xem một vài dẫn chứng cụ thể về nụ cười đẹp sau khi đeo hàm trainer.
Ngoài ra, mỗi lần tái khám hoặc khi trẻ đeo hàm đúng giờ, đúng cách, đạt chuẩn thời gian quy định,... thì cha mẹ cũng có thể thưởng cho bé một phần quà nhỏ nhằm khích lệ tinh thần cho trẻ.
- Điều chỉnh thời gian đeo hàm phù hợp:
Trong thời gian đầu, bậc phụ huynh có thể linh động thời gian đeo hàm cho trẻ ngắn hạn vào lúc giải trí, học tập, làm việc nhà,... rồi sau đó mới tăng dần lên 1 - 2 tiếng liên tục/ngày. Tương tự khi đeo vào buổi đêm, cha mẹ nên chia nhỏ thời gian đeo hàm từ 1 - 2 tiếng rồi sau đó nâng dần lên.
Vậy là Nha khoa Dr Thuần đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về niềng răng silicon trainer cho bé. Liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 02293 610 222 - 0912 869 838 nếu cần được tư vấn thêm về dịch này. Và đừng quên tham khảo bảng giá dịch vụ niềng răng cho trẻ tại Nha khoa Dr Thuần Ngay!
Xem thêm:
Niềng răng tháo lắp trẻ em có hiệu quả không?
Có nên niềng răng cho trẻ em 9 tuổi không?
Niềng răng trong suốt cho trẻ em
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
NHA KHOA DR THUẦN & CỘNG SỰ
Địa chỉ:
94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình
Hotline 1:
02293 610 222
Hotline 2:
0912 869 838
Email:
nkdrthuan@gmail.com
Website: https://nhakhoadrthuan.com