Niềng răng trẻ em 9 tuổi có nên không? Kinh nghiệm bạn cần biết

Có nên niềng răng trẻ em 9 tuổi hay không là điều mà nhiều bậc phụ huynh tìm hiểu hiện nay. Trong bài viết này, Nha khoa Dr Thuần sẽ cung cấp cho bậc phụ huynh thông tin đầy đủ nhất về việc niềng răng cho trẻ em 9 tuổi.

1. Có nên niềng răng trẻ em 9 tuổi không?

Hiện nay, các bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc niềng răng cho con em mình. Do đó thông tin về việc niềng răng trẻ em 9 tuổi được mọi người tìm hiểu rất nhiều.

Theo các chuyên gia nha khoa, 9 tuổi là thời điểm lý tưởng để niềng răng, chỉnh nha cho trẻ. Đây là giai đoạn mà trẻ gần như đã thay hoàn toàn răng sữa thành răng vĩnh viễn. Lúc này vị trí mọc răng cũng đã cố định nên có thể nhận thấy rõ răng mọc trên cung hàm có bị sai lệch hay không để thực hiện chỉnh nha.

Ngoài ra, phần xương hàm lúc này còn mềm nên việc nắn chỉnh răng và khớp cắn sẽ dễ dàng hơn khi đã trưởng thành. Nhờ đó mà hiệu quả niềng răng mang lại cũng tốt hơn.

niềng răng trẻ em 9 tuổi

Hình 1: Có nên niềng răng cho trẻ em 9 tuổi không?

Tuy nhiên trên thực tế, 9 tuổi niềng răng cho trẻ chỉ là độ tuổi mang tính chất tương đối. Vì để quyết định có niềng răng được hay không thì còn phải đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ.

2. Trường hợp nào nên niềng răng cho trẻ em 9 tuổi?

Các bác sĩ chỉnh nha cho biết rằng khi răng mọc lộn xộn, khớp cắn bị lệch là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ gặp các vấn đề về phát âm, nói ngọng. Do đó các bậc phụ huynh nên đưa trẻ 9 tuổi đi khám nha khoa để được nắn chỉnh răng kịp thời khi phát hiện các dấu hiệu sau đây:

  • Răng thưa, hở kẽ răng. Tình trạng này thường xảy ra ở khu vực hàm trước như răng cửa và răng nanh
  • Răng bị hô, răng móm, răng mọc chen chúc nhau trên cung hàm, răng mọc khấp khểnh,...
  • Khớp cắn ngược, cắn chéo, cắn sâu,...
  • Cung hàm bị hẹp hoặc bị méo lệch
  • Răng vĩnh viễn mọc lệch lạc, sai hướng hoặc xoay ngang

3. Các phương pháp niềng răng trẻ em 9 tuổi

Nhìn chung các phương pháp niềng răng trẻ em 9 tuổi cũng tương tự như người lớn. Tuy nhiên trong đó có một số trường hợp đặc biệt cần phải sử dụng các khí cụ có tính năng đặc biệt dành cho trẻ em. 

3.1. Khí cụ niềng răng tháo lắp

Khí cụ niềng răng tháo lắp là kỹ thuật niềng răng đặc biệt dành cho trẻ em. Sau khi nha sĩ thăm khám, tùy thuộc vào tình trạng răng của từng trẻ mà nha sĩ sẽ tư vấn sử dụng loại khí cụ niềng tháo lắp phù hợp. Các loại khí cụ niềng răng tháo lắp gồm: khí cụ 2x4, Twinblock (chỉnh hàm móm), Headgear (chỉnh hàm hô và móm) và Quad-helix/Wilson (khí cụ nong hàm).

3.2. Niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em 9 tuổi. Phương pháp niềng răng này ít tốn kém chi phí nhất hiện nay nên phù hợp với nhiều đối tượng.

Nha sĩ sẽ gắn một giá đỡ bằng kim loại vào mỗi chiếc răng và một dây để kết nối chúng lại với nhau. Tiếp theo bác sĩ sẽ siết chặt dây cung ở từng vị trí cụ thể để điều chỉnh răng về đúng vị trí. Đây là lựa chọn hàng đầu khi niềng răng cho trẻ em 9 tuổi.

các phương pháp niềng răng trẻ em 9 tuổi_1

Hình 2: Các phương pháp niềng răng cho trẻ em 9 tuổi

3.3. Niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ có cơ chế hoạt động và kết cấu như niềng răng mắc cài kim loại. Tuy nhiên các mắc cài được sử dụng được làm bằng chất liệu sứ với màu tương tự màu của răng nên trông sẽ thẩm mỹ hơn. Dây cung vẫn làm bằng kim loại mặc dù lớp vỏ bên ngoài có màu trắng sứ.

Vì sử dụng vật liệu sứ nên có chi phí cao hơn so với niềng răng kim loại. Tuy nhiên đây là một lựa chọn lý tưởng nếu trẻ cảm thấy ngại khi đeo mắc cài kim loại.

3.4. Niềng răng mặt lưỡi

Phương pháp niềng răng mặt lưỡi vẫn sử dụng loại khí cụ niềng răng là mắc cài và dây cung nhưng nha sĩ sẽ đặt chúng ở mặt trong của răng. Ưu điểm của phương pháp này là người ngoài nhìn vào sẽ không biết là trẻ đang niềng răng. Đồng thời những vết ố vàng do vệ sinh răng miệng không kỹ cũng sẽ được dấu đi. 

Tuy nhiên phương pháp này khiến cho việc đeo niềng gặp khó khăn và mất nhiều thời gian hơn so với niềng răng mặt trước. Ngoài ra đây cũng là một phương pháp khá tốn kém và không phù hợp với những trẻ có hàm răng nhỏ.

3.5. Niềng răng trong suốt

Phương pháp niềng răng trong suốt được thực hiện chỉ khi trẻ em 9 tuổi đã thay toàn bộ răng sữa. Đây là phương pháp chỉnh nha hiện đại nhất hiện nay. 

Niềng răng trong suốt mang lại hiệu quả tốt, tính thẩm mỹ cao và ít tốn thời gian hơn so với các phương pháp khác. Tuy nhiên đây cũng là phương pháp niềng răng có chi phí thực hiện cao nhất.

4. Những lưu ý khi niềng răng cho trẻ

Khi quyết định niềng răng cho trẻ em 9 tuổi thì các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất:

  • Kỹ thuật niềng răng rất phức tạp và có ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ tương lai của trẻ, vì vậy ba mẹ nên lựa chọn nha khoa uy tín và phương pháp phù hợp với tình trạng răng thực tế của con. 
  • Hãy giám sát chặt chẽ việc vệ sinh răng miệng hàng ngày của trẻ, đặc biệt khi trẻ đeo niềng răng cố định, vì thức ăn dễ mắc vào và khó làm sạch. 
  • Nên cho trẻ sử dụng thêm nước súc miệng sau mỗi bữa ăn và kết hợp với các dụng cụ làm sạch như chỉ nha khoa, tăm nước.
  • Xây dựng thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ, bao gồm các thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng như rau xanh, trứng, khoai tây nghiền, sữa chua. 
  • Chế biến các món ăn mềm như canh, súp loãng hoặc món hầm nhừ để không ảnh hưởng đến khả năng dịch chuyển của răng, đặc biệt là trong tuần đầu tiên sau khi niềng răng.
  • Những thói quen như đẩy lưỡi, cắn móng tay, nhai kẹo cao su có thể làm mắc cài bị bung ra, vì vậy ba mẹ nên nhắc nhở con thay đổi những thói quen này. 
  • Hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách để làm sạch mảng bám thức ăn và vi khuẩn trú ngụ trên mắc cài. Nếu không chú ý vệ sinh, trẻ dễ gặp phải các vấn đề về răng miệng như viêm nha chu, sâu răng khi niềng răng.

llu7 ý khi niềng răng cho trẻ 9 tuổi

Hình 3: Lưu lại các lưu ý trên để giúp trẻ 9 tuổi niềng răng hiệu quả nhất

Việc niềng răng trẻ em 9 tuổi là điều hoàn toàn cần thiết nếu được nha sĩ chỉ định. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết này của Nha khoa Dr Thuần sẽ giúp bậc phụ huynh hiểu hơn về việc niềng răng cho trẻ. Hãy đưa trẻ đến ngay phòng khám nha khoa của chúng tôi để được thăm khám và đưa ra phương pháp niềng răng phù hợp.

Xem thêm:

Bảng giá dịch vụ nha khoa tại Nha khoa Dr Thuần

Niềng răng silicon trainer cho bé

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
NHA KHOA DR THUẦN & CỘNG SỰ
Địa chỉ: 94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình
Hotline 1: 02293 610 222
Hotline 2:
0912 869 838
Email: nkdrthuan@gmail.com
Website: https://nhakhoadrthuan.com

Bài viết liên quan

Tìm hiểu về niềng răng silicon cho trẻ em và gợi ý cha mẹ cách sử dụng
Tìm hiểu về niềng răng silicon cho trẻ em và gợi ý cha mẹ cách sử dụng
Mắc cài tự buộc và mắc cài thường kim loại giống và khác nhau thế nào?
Mắc cài tự buộc và mắc cài thường kim loại giống và khác nhau thế nào?
So sánh niềng răng Zenyum và Invisalign có gì khác biệt?
So sánh niềng răng Zenyum và Invisalign có gì khác biệt?
Niềng răng invisalign và 5 ưu điểm vượt trội
Niềng răng invisalign và 5 ưu điểm vượt trội