NIỀNG RĂNG XONG CÓ BỊ HÔ LẠI KHÔNG?

Khá nhiều người thắc mắc “ Niềng răng xong  có bị hô lại không?” vì vậy cảm thấy khá lo lắng trước khi thực hiện niềng răng chỉnh nha. Thực tế thì tình trạng này có xảy ra hay không? Cách khắc phục và ngăn ngừa như thế nào?

rang ho

Lý do niềng răng xong bị hô trở lại

          Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến hiện nay, nắn chỉnh và sắp xếp lại trật tự các răng, giải quyết tình trạng răng hô, răng móm, răng mọc lệch lạc, răng thưa… Nhờ sự tác động lực của hệ thống khí cụ nha khoa chuyên dụng, các răng cần dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Từ đó giúp hàm răng trở nên thẳng hàng, đều và thẩm mỹ hơn sau quá trình chỉnh nha. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân bị hô trở lại, nguyên nhân là do:

  1. Kỹ thuật niềng răng không đúng.

Để quá trình niềng răng đạt được hiệu quả tốt nhất, lực tác động của các khí cụ phải đều và ổn định trong suốt thời gian điều trị. Nếu bác sĩ không có kế hoạch hoặc phác đồ điều trị cụ thể dẫn đến lực kéo, đẩy các răng qua từng giai đoạn mơ hồ, lệch lạc.

Trường hợp lực tác động quá lớn sẽ khiến các răng không kịp xê dịch. Trong khi lực tác động không bắt kịp với từng giai đoạn dịch chuyển của răng cũng làm giảm hiệu quả chỉnh nha. Từ đó dẫn đến việc răng dịch chuyển không đúng trên cung hàm kéo theo hệ luỵ niềng răng xong bị hô lại.

  1. Xác định sai lệch tình trạng răng trước khi niềng.

Biểu hiện của răng hô là tình trạng răng ở 2 hàm mất cân xứng. Răng hàm trên chìa ra ngoài quá nhiều, bao trùm lên các răng hàm dưới. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hô có thể bắt  nguồn từ răng hoặc xương hàm hoặc do cả 2 yếu tố. Thông thường hướng xử lý răng hô như sau:

  • Trường hợp răng hô do răng thì niềng răng chỉnh nha là giải pháp tối ưu nhất cho bệnh nhân
  • Trường hợp răng hô do cấu trúc xương hàm thì bạn cần phẫu thuật hàm hô, cắt xương và đẩy lùi hàm trên. Nếu bác sĩ chỉ định hoặc bạn cố chấp thực hiện niềng răng trước khi phẫu thuật chỉnh hình sẽ không mang lại hiệu quả. Đây cũng là một trong những nguyên nhân.
  • Trường hợp răng hô do 2 nguyên nhân người bệnh cần kết hợp điều trị bằng 2 phương pháp phẫu thuật hàm và niềng răng.
  • 1
  1. Bác sĩ niềng răng thiếu kinh nghiệm

          Bác sĩ đóng vai trò quan trọng, quyết định tỷ lệ thành công không nhỏ của ca niềng răng. Tuy nhiên nếu bác sĩ không giỏi chuyên môn, tay nghề không  cao thì quá trình niềng răng sẽ không được đảm bảo. Do vậy nếu bạn thực hiện niềng răng bởi bác sĩ thiếu chuyên môn, kinh nghiệm, rủi ro bạn bị hô lại sau khi chỉnh nha rất cao.

  1. Chế độ chăm sóc răng niềng không đúng cách

          Một trong những nguyên nhân khách quan khiến niềng răng xong bị hô là do bệnh nhân chăm sóc răng miệng không đúng cách. Đặc biệt nếu trong quá trình niềng răng bạn thường xuyên ăn những loại thực phẩm quá cứng, quá dai… thì nguy cơ bị hô lại là rất cao. Do khi ăn các loại thực phẩm trên xương hàm và răng phải làm việc nhiều hơn, lực nhai lớn khiến mắc cài bị lung lay, lỏng lẻo hoặc bung buột mắc cài.

Biện pháp khắc phục răng hô trở lại sau khi niềng.

Niềng răng xong bị hô trở lại là điều mà bất kỳ ai cũng đều không mong muốn. Tuy nhiên nếu tìm ra được chính xác nguyên nhân tình trạng răng hô và lựa chọn phương pháp mà bác sĩ niềng răng phù hợp thì tình trạng răng hô sẽ được cải thiện rõ rệt. Trường hợp không may bạn bị hô trở lại sau khi niềng răng có thể khắc phục như sau:

  • Đầu tiên, bạn cần liên hệ với bác sĩ điều trị của mình để xác định nguyên nhân răng bị hô trở lại. Nếu nguyên nhân nằm ở bác sĩ và phòng khám bạn cần thay đổi địa chỉ niềng răng ngay để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng.
  • Sau đó bạn cần tiến hành thăm khám và kiểm tra tình trạng răng miệng để tìm hiểu rõ nguyên nhân răng bị hô lại. Nếu nguyên nhân do răng thì bạn cần thực hiện niềng răng lần thứ 2 bằng phương pháp tiên tiến, hiện đại đem lại hiệu quả chỉnh nha tốt nhất. Một số kỹ thuật niềng răng giúp đảm bảo lực tác động ổn định, giảm độ ma sát như: Niềng răng Invisalign, niềng răng mặt trong…
  • Nên nguyên nhân khiến răng bị hô lại là do cả răng và xương hàm bạn cần thực hiện phẫu thuật cắt xương và đẩy lùi xương hàm.

Làm sao để ngăn ngừa răng hô, xô lệch trở lại sau khi niềng?

Hàm răng sau khi niềng của bạn có đảm bảo như mong muốn hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có việc bạn lựa chọn nha khoa uy tín và cách bạn chăm sóc răng trong quá trình điều trị và khi đeo hàm duy trì. Một ca niềng răng thành công, đem lại hiệu quả tích cực và bền vững cần khoảng thời gian từ 2 đến 3 năm. Do vậy bạn đừng vì sự chủ quan không đeo hàm duy trì mà phá huỷ đi kết quả chờ đợi của mình nhé.

Đeo hàm duy trì theo hướng dẫn

Sau khi tháo khí cụ niềng răng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đeo hàm duy trì để giúp giữ các răng ở vị trí mới ổn định, hạn chế trường hợp răng chạy về vị trí cũ. Một số thông tin người niềng răng cần nắm rõ về hàm duy trì bao gồm:

  1. Duy trì đúng thời gian đeo

Thời gian bạn cần đeo hàm duy trì thường dao động trong khoảng từ 6 đến 12 tháng. Trong 3 đến 6 tháng đầu bạn cần đảm bảo đeo hàm duy trì từ 12 đến 20 giờ mỗi ngày. 6 tháng tiếp theo bạn có thể chuyển sang đeo vào ban đêm. Một số trường hợp để chắc chắn đảm bảo kết quả điều trị bệnh nhân có thể đeo thêm 3 đến 4 ngày mỗi tuần vào ban đêm.

2

Tuỳ thuộc một số yếu tố như tình trạng răng, độ tuổi… mà quá trình đeo hàm duy trì của từng người khác nhau và có sự thay đổi. Trong thời gian đeo bạn cũng cần tái khám định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi, xác định mức độ ổn định của hàm răng. Đồng thời, thời gian đeo hàm duy trì cũng phụ thuộc vào cách ăn uống và chăm sóc vệ sinh răng miệng.

  1. Vệ sinh hàm duy trì

Hàm duy trì có thể tháo lắp dễ dàng vì thế bạn nên vệ sinh dụng cụ này mỗi ngày. Cách vệ sinh hàm duy trì rất đơn giản. Bạn có thể rửa qua với nước lạnh sau đó nhẹ nhàng làm sạch bằng bàn chải đánh răng và kem đánh răng thông thường. Việc làm này giúp cho hàm  duy trì sạch chất bẩn, mảng bám thức ăn được loại bỏ. Từ đó giúp bạn hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Một điều bạn cần lưu ý là không nên rửa hàm duy trì bằng nước nóng vì có thể gây biến dạng nhựa.

Chăm sóc sau khi tháo niềng răng

Bên cạnh việc đảm bảo đeo hàm duy trì đều đặn, người niềng răng cũng cần chú ý một số điều sau đây để hạn chế tình trạng niềng răng xong bị hô lại:

  1. Từ bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng

            Một số các thói quen xấu ảnh hưởng đến răng và quá trình niềng răng chỉnh nha như mút tay ở trẻ nhỏ, dùng lưỡi đẩy răng, nghiến răng, hút thuốc lá, uống rượu bia… Đây đều là những thói quen khiến răng của bạn dễ bị xô lệch sau khi niềng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ răng miệng và sức khoẻ tổng thể.

  1. Tái khám định kỳ

          Đây là một trong những yếu tố quyết định thành công của ca niềng răng và đảm bảo kết quả tốt nhất sau khi hoàn thành điều trị. Bạn nên tái khám định kỳ khoảng 4 đến 6 tháng để được theo dõi sát sao tình trạng răng miệng và kịp thời xử lý các vấn đề bất thường.

  1. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

Sau khi tháo niềng răng, các răng của bạn còn yếu và chưa ổn định vì vậy bạn cần có một chế độ ăn uống phù hợp dựa trên tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm mềm, nhiều dinh dưỡng. Bên cạnh đó một số loại thực phẩm bạn cần tránh hoặc hạn chế ăn như thức ăn quá dai, cứng, nhiều đường, quá nóng hoặc quá lạnh.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, đừng ngần ngại kết nối với Bác sĩ của Nha khoa Dr Thuần theo Contact dưới đây:

  • Sđt:  02293 610 222 – 0912 869 838

  • Fanpage: Nha Khoa Dr Thuần và Cộng Sự – Tp Ninh Bình

  • Email:  nkdrthuan@gmail.com 

  • Địa chỉ:  94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
NHA KHOA DR THUẦN & CỘNG SỰ
Địa chỉ: 94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình
Hotline 1: 02293 610 222
Hotline 2:
0912 869 838
Email: nkdrthuan@gmail.com
Website: https://nhakhoadrthuan.com

Bài viết liên quan

Niềng răng thì khi nào cần cắm Minivis? Khi nào thì cần thực hiện?
Niềng răng thì khi nào cần cắm Minivis? Khi nào thì cần thực hiện?
Niềng răng mắc cài kim loại tự động sở hữu ưu điểm, lợi ích gì?
Niềng răng mắc cài kim loại tự động sở hữu ưu điểm, lợi ích gì?
Tác dụng của dây chun trong niềng răng bạn cần phải biết?
Tác dụng của dây chun trong niềng răng bạn cần phải biết?
Tiền chỉnh nha cho trẻ em là gì? Lợi ích và các phương pháp chỉnh nha
Tiền chỉnh nha cho trẻ em là gì? Lợi ích và các phương pháp chỉnh nha