TẠI SAO KHI NIỀNG RĂNG THƯỜNG GÂY HÓP MÁ? NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha đã quá quen thuộc đặc biệt là với các bạn trẻ. Nhờ lực tác động của các mắc cài, dây cung hay khay niềng răng mà bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị để đưa răng về vị trí mong muốn, chuẩn khớp cắn. Tuy nhiên lại có một vài thông tin cho rằng niềng răng làm má, gương mặt trông gầy gò. Đây là lo lắng của không ít người khi đang tìm hiểu về dịch vụ niềng răng.

Niềng răng là quá trình nắn chỉnh, sắp xếp lại toàn bộ hàm răng bị hô móm, răng thưa, răng mọc lộn xộn, lệch lạc bằng các khí cụ niềng răng giúp hàm răng mọc lại đúng vị trí khớp cắn, mang lại cho bạn hàm răng đều và đẹp tự nhiên hơn, tự tin với nụ cười rạng rỡ. Niềng răng bị hóp má không phải là một hiện tượng thường gặp phải nhưng nó vẫn có thể xảy ra.

1. Nguyên nhân gây hóp má khi niềng răng

Niềng răng bị hóp má, hóp mặt là trường hợp hiếm gặp. Thông thường, đối với những người vốn đã có sẵn một khuôn mặt bầu bĩnh thì đây có thể xem như cơ hội để giảm cân nhưng đối với những người khuôn mặt gọn và hơi hao thì việc giảm cân làm lộ rõ xương má, phần dưới má hóp lại, khiến mặt bị hóp.

1.1. Do mất răng nhiều và lâu ngày

Việc mất răng nhiều và lâu ngày, đặc biệt là những răng hàm lớn nằm ở phía trong có thể dẫn đến bị tiêu xương ổ răng. Đây chính là nguyên nhân gây hóp má gương mặt, lõm xuống, gầy gò do má không còn răng và xương hàm nâng đỡ nên bị chùng xuống. Thông thường, má được nâng đỡ bởi hệ thống răng, xương hàm và các loại cơ như cơ cắn, cơ gò má…

Nhiều người băn khoăn việc nhổ răng có dẫn đến tiêu xương ổ răng? Thực tế, trong quá trình niềng răng, một số người cần phải nhổ răng đi để thuận lợi cho việc niềng răng. Điều này được các chuyên gia lý giải là không hoàn toàn chính xác, bởi việc hóp má do mất răng chỉ xảy ra khi bạn bị mất nhiều răng hàm và lâu ngày.

hop ma khi nieng rang

Trong quá trình niềng răng, sẽ xảy ra đồng thời hai hiện tượng tiêu xương và bồi đắp xương. Khi nhổ răng, vị trí đó sẽ bị tiêu xương, nhưng trong quá trình chỉnh nha những chiếc răng khác sẽ di chuyển đến vị trí khoảng trống nhổ răng và sẽ có hiện tượng bồi đắp xương ở vị trí mới. Cơ chế tiêu xương và bồi đắp xương này luôn đảm bảo cho răng di chuyển nhưng vẫn nằm trong ổ răng. Vị trí nhổ răng sẽ được lấp đầy sau khi hoàn tất chỉnh nha nên hiện tượng hóp má do nhổ răng để niềng là hoàn toàn không xảy ra.

1.2. Do chế độ dinh dưỡng, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi

Chế độ dinh dưỡng, ăn uống nghỉ ngơi có tác động không nhỏ đến tình trạng hóp má khi niềng răng.

  • Chế độ dinh dưỡng, ăn uống: Việc ăn kiêng kem quá mức dẫn đến hóp má, giảm lượng tích trữ mỡ ở vùng má, làm gương mặt trông gầy gò. Ở giai đoạn đầu khi niềng răng, nha sĩ thường khuyên người bệnh nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, ăn đồ ăn mềm, dễ nhai để cơ thể thích nghi dần với mắc cài, hạn chế những va chạm khi nhai vào vị trí nhổ răng hay cọ xát má, môi với khí cụ gây đau nhức. Hơn nữa, những khí cụ có thể làm bạn thấy cộm, chưa quen và trở lên khó chịu. Sau khi đã quen với việc niềng răng, bạn có thể trở lại ăn uống bình thường.
  • Tinh thần không thoải mái là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn bị hóp má sau khi niềng răng. Niềng răng khiến bạn bị stress, lo lắng quá mức dễ làm cho gương mặt bị hóp lại.flexitarian diet foods OCES

Do vậy, việc ăn uống đủ chất, dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp bạn bổ sung năng lượng để thích nghi tốt với quá trình chỉnh nha mà còn giúp bạn khỏe mạnh hơn, hạn chế những nguy cơ hóp má, gầy gò.

1.3. Do thói quen ăn nhai

Việc lười hoặc ít ăn nhai sẽ khiến các cơ sẽ tự động chùng xuống và mềm nhũn đi dẫn đến tình trạng hóp má. Do vậy, khi niềng răng, bạn nên ăn những thức ăn mềm, ăn nhai nhiều, hệ thống cơ sẽ trở nên rắn chắc hơn, nâng đỡ tốt hơn.

1.4. Do kỹ thuật chỉnh nha không đúng

Tình trạng niềng răng do hóp má có thể xuất phát từ việc chỉnh nha không đúng, kỹ thuật chỉnh nha còn hạn chế, sử dụng khí cụ còn thô sơ… Khi chưa có nhiều kinh nghiệm trong chỉnh nha, nha sĩ có thể dùng dây cung to, lực chỉnh nha mạnh và đột ngột gây đau đớn dẫn đến nguy cơ răng bị lung lay, mất răng và hóp má đối với người niềng.

Do đó, việc lựa chọn một phòng khám nha khoa uy tín, có tay nghề và cơ sở vật chất hiện đại là điều rất quan trọng.

2. Biện pháp khắc phục hóp má khi niềng răng

Hóp má khi niềng răng tuy là một hiện tượng rất hiếm gặp, nhưng để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất. Chính vì thế, nếu bạn lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín để niềng răng chỉnh nha thì việc má bị hóp khi niềng răng sẽ được hạn chế.

Dựa vào nguyên nhân khiến niềng răng bị hóp má, bạn có thể thực hiện 1 số giải pháp cho mình như:

Thường xuyên ghi chép cẩn thận và cập nhật sự thay đổi của hàm răng qua các giai đoạn và trao đổi với nha sĩ để có phương hướng cho giai đoạn niềng răng kế tiếp.

Thực hiện tái khám đúng lịch, không bỏ qua bất kỳ lịch hẹn nào để răng được nắn chỉnh đúng với dữ liệu ban đầu. Thông thường khoảng 1 tháng bạn nên đến thăm khám nha sĩ 1 lần.

Ngoài ra nếu hóp má do thiếu chất dinh dưỡng thì nên cân đối lại chế độ ăn của mình để cải thiện cơ mặt. Cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể: một chế độ ăn tốt cùng cơ chế nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý là tiền đề để có được một cơ thể khỏe mạnh. Khi cơ thể khỏe mạnh, cân nặng được duy trì ở mức đảm bảo, hóp má hay hóp mặt không còn là vấn đề quá lo lắng.

mot so thuc pham phu hop che do an uong lanh manh

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, đừng ngần ngại kết nối với Bác sĩ của Nha khoa Dr Thuần theo Contact dưới đây:

  • Sđt:  02293 610 222 – 0912 869 838

  • Fanpage: Nha Khoa Dr Thuần và Cộng Sự – Tp Ninh Bình

  • Email:  nkdrthuan@gmail.com 

  • Địa chỉ:  94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
NHA KHOA DR THUẦN & CỘNG SỰ
Địa chỉ: 94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình
Hotline 1: 02293 610 222
Hotline 2:
0912 869 838
Email: nkdrthuan@gmail.com
Website: https://nhakhoadrthuan.com

Bài viết liên quan

Niềng răng thì khi nào cần cắm Minivis? Khi nào thì cần thực hiện?
Niềng răng thì khi nào cần cắm Minivis? Khi nào thì cần thực hiện?
Tác dụng của dây chun trong niềng răng bạn cần phải biết?
Tác dụng của dây chun trong niềng răng bạn cần phải biết?
Tiền chỉnh nha cho trẻ em là gì? Lợi ích và các phương pháp chỉnh nha
Tiền chỉnh nha cho trẻ em là gì? Lợi ích và các phương pháp chỉnh nha
Mắc cài tự buộc và mắc cài thường kim loại giống và khác nhau thế nào?
Mắc cài tự buộc và mắc cài thường kim loại giống và khác nhau thế nào?