TOP 7 NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI NIỀNG RĂNG
Niềng răng giúp bạn khắc phục các khiếm khuyết như răng mọc lệch lạc, hô móm, khấp khểnh. Nhờ đó, bạn có thể sở hữu một nụ cười tươi với hàm răng đều đẹp và tự tin. Dưới đây là những điều cần biết khi niềng răng, giúp bạn giải đáp những thắc mắc vốn có trước, trong và sau quá trình niềng răng.
1. Niềng răng không giới hạn độ tuổi
Độ tuổi niềng răng phù hợp nhất là trong lứa tuổi thanh thiếu niên. Đơn giản vì khi này răng vĩnh viễn đã mọc toàn bộ và khung xương hàm vẫn trong quá trình phát triển nên rất dễ để nắn chỉnh.
Tuy nhiên, không có một giới hạn độ tuổi nào cho việc chỉnh nha này, vì vậy đừng quá áp đặt vào khuôn mẫu và nghĩ rằng mình đã qua độ tuổi phù hợp, không thể niềng răng được nữa. Bạn hoàn toàn có thể niềng răng để chỉnh sửa khiếm khuyết răng lệch lạc ở mọi lứa tuổi, sở hữu một nụ cười đẹp hơn và sức khỏe răng miệng tốt hơn, miễn là răng và nướu của bạn đủ chắc khỏe.
Niềng răng chỉ không phù hợp với những bệnh nhân có nướu yếu hoặc sức khỏe răng miệng không tốt. Đây là một trong những điều cần biết khi niềng răng mà các bác sĩ vẫn thường nhắc nhở bệnh nhân. Sở dĩ là vì niềng răng phải tác động lực lên vùng nướu nên việc sở hữu mô nướu chắc khỏe, linh hoạt và dễ phục hồi sẽ là điều kiện cần có nếu bạn muốn niềng răng.
Việc người lớn được gắn mắc cài hoàn toàn không có gì xa lạ dù cho quá trình này sẽ lâu hơn so với trẻ em. Nhưng thực tế, có rất nhiều người không có điều kiện để điều trị, sửa chữa khiếm khuyết về răng khi còn nhỏ nên họ phải chuyển sang niềng răng ở tuổi trưởng thành để khắc phục những chiếc răng khấp khểnh và lấy lại tự tin cho bản thân.
2. Hai năm chỉ là khoảng thời gian điều trị trung bình
Hầu như mọi người đều nghĩ niềng răng sẽ mất 2 năm nhưng đó chỉ là con số trung bình. Thời gian điều trị thông thường là khoảng hai năm, nhưng cụ thể dài hay ngắn hơn vẫn còn phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng răng và cố định khớp cắn của bạn. Để biết chính xác, bạn có thể đến thăm khám và hỏi nha sĩ để biết thêm thông tin về khoảng thời gian thích hợp để niềng răng.
Thông thường 1 ca niềng răng mức độ trung bình, dễ sẽ cần khoảng thời gian dao động từ 6 tháng đến 1,5 năm. Đối với trường hợp bị hô, móm nhiều, răng mọc lộn xộn nhiều…thì phải tốn nhiều thời gian hơn và giai đoạn niềng có thể kéo dài từ 2 – 3 năm.
Tuy nhiên, thời gian niềng răng cũng có thể được rút ngắn hơn nếu bạn tuân thủ đúng theo những hướng dẫn của nha sĩ và đến khám đúng lịch hẹn.
3. Cách ăn uống trong quá trình niềng răng
Đối với niềng răng Invisalign với khay niềng trong suốt, việc ăn uống hoàn toàn không có gì đáng ngại. Bạn có thể thoải mái ăn uống theo chế độ thường ngày mà không cần lo lắng. Bởi lẽ, khi ăn uống bạn hoàn toàn có thể tháo khay ra khi ăn và sau đó vệ sinh sạch sẽ răng miệng rồi lắp khay trở lại.
Tuy nhiên, với phương pháp niềng răng mắc cài, trong những ngày đầu, do chưa quen với mắc cài và khay niềng nên bạn sẽ thường có cảm giác ê buốt, đau nhức và khó chịu. Điều đó làm bạn gặp khó khăn trong việc ăn uống. Vậy nên, trong những ngày đầu niềng răng bạn cần lựa chọn những món ăn loại mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa như: cháo, súp, sữa, rau củ quả mềm, thịt xay nhuyễn,…
Sau mấy ngày khi đã quen với dụng cụ niềng, bạn sẽ dần cảm thấy không còn khó chịu nữa. Khi này, bạn có thể quay về chế độ ăn uống như bình thường. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến mắc cài và kết quả niềng răng, lời khuyên cho các “đồng niềng” là nên mang theo chiếc kéo bên mình để cắt nhỏ đồ ăn và hạn chế ăn những món ăn dưới đây:
- Các loại thực phẩm quá cứng, quá dai, các loại kẹo cao su, chocolate… vì chúng có thể gây tuột mắc cài và bám vào mắc cài rất khó làm sạch.
- Những loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây ra tình trạng ê buốt và đau nhức răng.
- Những món ăn có nhiều đường hoặc có màu vì có thể gây sâu răng hoặc biến đổi màu răng.
4. Cách giảm đau, ê buốt khi niềng răng
Vì mới đeo dụng cụ căn chỉnh răng nên thường trong 3 – 5 ngày đầu, bạn sẽ gặp phải biểu hiện đau nhức và ê buốt răng. Tuy nhiên cũng đừng lo lắng quá vì những cơn đau nhức, ê buốt này chỉ ở mức độ vừa phải bởi lúc này xương và răng chưa quen với các khí cụ chỉnh nha cũng như sự thay đổi của răng trên hệ thống cấu trúc xương hàm. Chỉ vài ngày sau đó, những cơn đau, ê buốt răng này sẽ dần biến mất.
Do đó, nếu trong những ngày đầu mà bạn gặp phải biểu hiện đau nhức nghiêm trọng, cơn đau diễn ra thường xuyên và kéo dài thì đó có thể là do địa chỉ nha khoa bạn lựa chọn không chất lượng, bác sĩ sử dụng dây cung chưa phù hợp, đồng thời đặt lực tác động lên răng ở những dây cung quá lớn có thể làm cho bạn có cảm giác đau, khó chịu nhiều.
Dưới đây là những điều cần biết về niềng răng để giảm đau và ê buốt trong những ngày đầu, bạn nên thực hiện theo các cách sau:
- Sử dụng thuốc giảm đau nếu được bác sĩ kê cho
- Chườm đá lạnh vào vùng má sẽ làm giảm tình trạng đau nhức.
- Ăn những đồ ăn mềm, lỏng, món ăn dễ tiêu, nhai chậm rãi, tránh xa đồ ăn quá cứng và dẻo.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, chải răng nhẹ nhàng.
- Nếu bị đau nhức kéo dài nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay.
5. Niềng răng không chỉ để giúp cho răng đều đẹp
Niềng răng không chỉ có tác dụng căn chỉnh đều hàm răng, giúp bạn có được nụ cười đẹp hơn mà niềng răng còn đem đến nhiều lợi ích về sức khỏe răng miệng mà bạn không thể ngờ tới.
Khắc phục nhược điểm về phát âm
Trong nhiều trường hợp răng mọc không đều có thể dẫn đến phát âm khó nghe, ngọng và rất khó sửa. Sở dĩ, giọng nói bị chi phối bởi môi, răng và lưỡi nên với hàm răng đều đặn sau khi niềng, khả năng phát âm của bạn sẽ trở nên chuẩn xác hơn, âm thanh phát ra dễ nghe hơn. Từ đó, kỹ năng giao tiếp của bạn cũng được cải thiện đáng kể.
Cải thiện những khó khăn trong quá trình ăn uống
Do răng bị mọc lệch lạc, không ngay ngắn trong cung hàm và khớp cắn không khớp khiến cho quá trình ăn nhai của nhiều người vô cùng khó khăn.Nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều năm có thể gây nên các thương tổn như khớp cắn, viêm nướu, viêm khớp thái dương hàm, đau đầu,…Do vậy, niềng răng chính là phương pháp điều trị phù hợp để chấm dứt những vấn đề này.
Việc chăm sóc răng miệng trở nên dễ dàng hơn
Đối với một hàm răng thẳng tắp, không lệch, không móm vào hay xô ra thì việc vệ sinh răng miệng cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Khi đó, răng của bạn hạn chế việc bị mắc thức ăn và việc loại bỏ mảng bám khi vệ sinh răng miệng cũng nhanh chóng hơn rất nhiều. Có thể nói, niềng răng là một trong những cách phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng hiệu quả như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng,…
Phòng ngừa sớm các vấn đề về răng miệng đối với trẻ em
Đối với trẻ nhỏ, khi được chẩn đoán tình trạng răng sai lệch và niềng răng sớm sẽ giúp cho xương được phát triển thuận lợi hơn, khiến cho giai đoạn niềng răng khi đã trưởng thành cũng trở nên nhẹ nhàng hơn và hạn chế được các phẫu thuật chỉnh hình phức tạp sau này.
6. Niềng răng và những điều cần biết về cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng
Vệ sinh răng miệng khi niềng răng là một trong những lưu ý khi niềng răng quan trọng nhất dành cho bạn. Sau khi niềng răng, việc vệ sinh răng miệng có phần rất phức tạp và tốn nhiều thời gian. Bởi sau khi niềng thức ăn dễ mắc lại trên mắc cài, nên cần vệ sinh răng miệng đúng cách để vi khuẩn không sinh sôi, phát triển gây ra các bệnh về răng miệng.
Nếu bạn vệ sinh không sạch sẽ, theo thời gian, vi khuẩn sẽ sinh sản và phát triển trong mảng bám hấp thu đường từ thức ăn hàng ngày và chuyển hóa thành axit gây kích thích nướu, sâu răng và hôi miệng
Đặc biệt, vệ sinh răng miệng cần thực hiện đúng cách. Nếu thức ăn bị bám vào kẽ răng thì hãy dùng chỉ nha khoa để làm sạch thay vì dùng tăm. Khi đánh răng bạn nên dùng bàn chải có lông mềm và sử dụng kem đánh răng có chứa flour. Tuyệt đối không được chải răng quá mạnh vì hành động đó có thể gây mòn lớp men răng, tuột mắc cài.
Cách đánh răng đúng cách khi niềng răng như sau:
- Mỗi ngày chải răng khoảng 2 – 3 lần sau mỗi bữa ăn. Bạn nên thực hiện động tác chải răng nhẹ nhàng, chải xoay tròn, chải dọc hoặc chải ngang nhẹ nhàng tại các vị trí quanh mắc cài. Chải răng từ ngoài vào trong.
- Khi chải mặt trong răng, đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ để lông bàn chải đi sâu vào bên trong giúp làm sạch kẽ răng và lợi.
Bên cạnh việc chải răng mỗi ngày, bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm như bàn chải kẽ răng chuyên dụng, chỉ nha khoa, nước súc miệng, máy tăm nước để vệ sinh răng miệng sạch sẽ hơn. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng thì nên nói chuyện với bác sĩ nha khoa trong lần tái khám. Bác sĩ sẽ giải đáp cho bạn mọi thắc mắc về những điều cần biết khi niềng răng để vệ sinh răng miệng đúng cách.
7. Sau khi tháo niềng vẫn cần đeo hàm duy trì
Hầu hết, mọi người đều lầm tưởng rằng,quá trình niềng răng sẽ kết thúc và kết quả chỉnh nha sẽ được duy trì vĩnh viễn sau khi tháo niềng. Tuy nhiên thực tế lại không phải vậy, khi tháo niềng, răng và cấu trúc hàm vẫn chưa hoàn toàn ổn định nên nếu bị tác động, răng vẫn có thể dịch chuyển về vị trí cũ. Người có khuôn miệng hô vẫn sẽ có nguy cơ tiếp tục hô và với các trường hợp khác cũng tương tự.
Vì vậy đeo hàm duy trì là một trọng những điều cần lưu ý khi niềng răng. Các bác sĩ nha khoa thường khuyến cáo bạn nên đeo hàm duy trì từ 3 đến 6 tháng sau niềng răng. Việc đeo hàm duy trì sẽ giúp răng làm quen được những áp lực khi ăn nhai và duy trì kết quả của việc niềng răng.
Hi vọng những điều cần biết khi niềng răng trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được các thắc mắc về quá trình niềng răng. Lời khuyên cuối cùng dành cho bạn là hãy chọn lựa cơ sở niềng răng thật kỹ lưỡng bởi một cơ sở nha khoa uy tín sẽ đảm bảo hiệu quả niềng răng tối đa cho bạn. Chúc bạn sớm có một nụ cười thật tươi với hàm răng đều đẹp, tự tin nhé!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
NHA KHOA DR THUẦN & CỘNG SỰ
Địa chỉ:
94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình
Hotline 1:
02293 610 222
Hotline 2:
0912 869 838
Email:
nkdrthuan@gmail.com
Website: https://nhakhoadrthuan.com