Đối tượng nào nên bọc răng sứ veneer? Dán sứ có dễ bung, nứt không?

Nhờ phương pháp bọc răng sứ veneer mọi người có thể sở hữu một hàm răng sáng, trong, đều và đẹp hơn trước. Qua đó, cung nụ cười cũng thay đổi và được cải thiện một cách tích cực đáng kể. Tuy nhiên, không phải ai cũng là đối tượng hoàn toàn phù hợp với loại hình dịch vụ này. Ngay trong bài viết dưới đây, Nha khoa Dr Thuần sẽ cùng bạn tìm hiểu về chủ đề này nhé!

1. Bọc răng sứ veneer phù hợp với những đối tượng nào?

1.1. Những trường hợp nên bọc răng sứ veneer

boc-rang-su-veneer-1Hình ảnh 1: các trường hợp răng bị thưa, hở kẽ răng ở dạng nhẹ, răng bị sứt mẻ vì chấn thương,...sẽ phù hợp để dán sứ veneer.

 

Hiện nay, bọc sứ veneer là một trong số các phương pháp phục hình thẩm mỹ ít xâm lấn, ít mài mòn nhất. Mặc dù mức độ tác động đến răng thật rất nhỏ nhưng không vì thế mà tuổi thọ của mặt sứ veneer bị ảnh hưởng. Nếu bạn biết cách giữ gìn, răng sứ veneer có thể sử dụng được trong một khoảng thời gian khá dài. 

Vì vậy, bọc răng sứ veneer luôn là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều khách hàng ở thời điểm hiện tại. Những người có hàm răng đều, đẹp nhưng đang gặp phải tình trạng xỉn màu, ố vàng, đã tẩy trắng nhưng không đạt hiệu quả cao thì dán sứ sẽ là phương pháp phù hợp nhất. 

Ngoài ra, các trường hợp răng bị thưa, hở kẽ răng ở dạng nhẹ, răng bị sứt mẻ vì chấn thương, hình thể răng xấu như to, nhỏ, ngắn dài không đều,...cũng sẽ nằm trong nhóm đối tượng được bác sĩ chỉ định nên bọc sứ veneer. 

Đặc biệt, một số bạn sở hữu hình thể răng quá nhỏ, thưa thì dán sứ có thể đem lại kết quả tối ưu hơn so với dịch vụ niềng răng. Bởi thực chất phương pháp niềng chỉ có tác dụng di răng, khiến chúng về đúng vị trí theo yêu cầu mà thôi chứ không thể thay đổi kích thước vốn có. 

Tuy nhiên, không có sự lựa chọn nào là hoàn hảo. Mỗi dịch vụ đều tồn tại những ưu nhược điểm riêng và đáp ứng tốt trên những đối tượng phù hợp riêng. 

 

1.2. Những trường hợp không nên bọc răng sứ veneer

boc-rang-su-veneer-2Hình ảnh 2: Nếu đang gặp vấn đề nghiêm trọng liên quan đến răng miệng bạn không nên bọc sứ veneer.

 

Để đảm bảo an toàn trong quá trình dán sứ và bảo vệ sức khỏe lâu dài bạn chưa nên thực hiện phương pháp bọc răng sứ veneer nếu đang gặp phải một trong những vấn đề sau đây:

  • Hàm răng bị xô lệch hoặc sai khớp cắn nặng 
  • Răng đang bị sâu hoặc chết tủy
  • Thiếu sản men răng khiến cho phần cấu trúc bị yếu và xuất hiện các đốm vàng, đen trên bề mặt
  • Đang bị viêm nha chu, viêm tủy
  • Thường có thói quen nghiến răng khi ngủ hoặc trong đời sống sinh hoạt 

Ngoài ra, khác đôi chút so với trường hợp răng nhỏ và thưa, những bạn rơi vào nhóm hàm răng có dấu hiệu quá chen chúc thì khả năng cao nha sĩ sẽ lại chỉ định bạn cần phải niềng răng trước rồi mới tiến hành bọc sứ veneer được. 

Nguyên nhân là bởi nếu cung răng chưa đều, chưa ổn định mà bạn vẫn muốn dán sứ, lúc này bác sĩ sẽ bắt buộc phải mài đi rất nhiều răng để ép chúng vào theo đúng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, khi đã thực hiện công đoạn này thì lắp sứ veneer sẽ không còn là phương pháp ít xâm lấn nữa. 

Như vậy, những ưu điểm của dán sứ khó có thể phát huy được đúng công dụng, đồng thời gây khó khăn cho các bước tạo hình về sau. Hơn nữa, trên thực tế vẫn còn rất nhiều trường hợp khác cần làm một số phẫu thuật hoặc điều trị chỉnh nha trước khi dán sứ. Thế nên, khi nhận được chỉ định hợp lý từ phía đội ngũ chuyên gia uy tín, có năng lực, có trình độ bạn hãy cố gắng hợp tác theo nhé!

>>>Tham khảo: Chi phí dịch vụ bọc răng sứ veneer

 

2. Bọc răng sứ veneer có dễ bung hay vỡ không?

boc-rang-su-veneer-3Hình ảnh 3: Chỉ khi trình độ, tay nghề của bác sĩ chưa đạt chuẩn hoặc keo dán, vật liệu sứ không đảm bảo thì răng veneer mới dễ gặp trục trặc.

 

Hiện tại, dán sứ veneer đang là một trong số dịch vụ cải thiện vấn đề thẩm mỹ cho khách hàng nhanh, đẹp và bền nhất. Do đó, khi đã bọc răng sứ veneer bạn hãy cứ yên tâm rằng chúng rất ít khi bị nứt hay bung ra một cách đột ngột. 

Chỉ khi trình độ, tay nghề của bác sĩ chưa đạt chuẩn hoặc keo dán, vật liệu sứ không đảm bảo thì răng mới dễ gặp trục trặc và gây nên nhiều bất tiện. Vì vậy, việc chọn cơ sở để bọc sứ là vô cùng quan trọng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tuổi thọ, tính thẩm mỹ của mặt sứ mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn về lâu, về dài. 

Tại Ninh Bình, Nha khoa Dr Thuần & Cộng sự luôn được người dân yêu mến và tin tưởng. Bởi các bác sĩ ở đây không ngừng trau dồi kiến thức chuyên khoa Răng Hàm Mặt hàng ngày, hàng giờ với hy vọng hỗ trợ, giúp ích được nhiều cho khách hàng. Chưa dừng lại đó, phòng khám cũng thường xuyên cập nhật công nghệ hiện đại để mang đến nhiều trải nghiệm tuyệt vời.  

Riêng về dịch vụ bọc răng sứ veneer, nha sĩ của Nha khoa Dr Thuần luôn cẩn thận tỉ mỉ đến từng chi tiết từ việc lấy dấu răng, chế tác đến gắn sứ. Vì thế, khi thành phẩm đã hoàn thiện chắc chắn bạn sẽ sở hữu một hàm răng vừa đẹp, vừa khít với răng thật. 

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín, chuyên nghiệp, có tay nghề cao thì đừng quên ghé thăm Nha khoa Dr Thuần nhé! Hãy liên hệ đặt lịch trước để không phải chờ đợi lâu nha!

 

Mong rằng thông qua những tin bài viết vừa chia sẻ bạn đã có thêm góc nhìn đa chiều hơn về phương pháp bọc răng sứ veneer. Mặc dù là dịch vụ được ưa chuộng nhất ở thời điểm hiện tại nhưng bạn vẫn nên tới gặp nha sĩ để thăm khám cụ thể và trao đổi trước khi quyết định nhé! 

 

XEM THÊM:

Bọc răng sứ không mài là gì? Ưu điểm của kỹ thuật này có gì nổi bật?

Có nên bọc răng sứ không? Những trường hợp không nên bọc răng sứ

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
NHA KHOA DR THUẦN & CỘNG SỰ
Địa chỉ: 94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình
Hotline 1: 02293 610 222
Hotline 2:
0912 869 838
Email: nkdrthuan@gmail.com
Website: https://nhakhoadrthuan.com

Bài viết liên quan

5 NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC BỌC RĂNG SỨ - LỜI KHUYÊN TỪ CÁC CHUYÊN GIA
5 NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC BỌC RĂNG SỨ - LỜI KHUYÊN TỪ CÁC CHUYÊN GIA
Tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa răng bị nhiễm tetracycline
Tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa răng bị nhiễm tetracycline
Bọc răng sứ không mài là gì? Ưu điểm của kỹ thuật này có gì nổi bật?
Bọc răng sứ không mài là gì? Ưu điểm của kỹ thuật này có gì nổi bật?
CÓ NÊN BỌC RĂNG SỨ KHÔNG? NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG NÊN BỌC RĂNG SỨ
CÓ NÊN BỌC RĂNG SỨ KHÔNG? NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG NÊN BỌC RĂNG SỨ