Tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa răng bị nhiễm tetracycline

Răng bị nhiễm tetracycline là tình trạng răng bị thay đổi màu cho sử dụng nhiều thuốc kháng sinh có chứa tetracycline. Tùy theo mức độ nhiễm là nặng hay nhẹ mà răng sẽ chuyển thành các màu khác nhau từ vàng nhạt, vàng đậm, nâu xám, tím than. Theo dõi ngay bài viết này của Nha khoa Dr Thuần để biết được dấu hiệu nhận biết và các cách khắc phục tình trạng răng bị đổi màu do nhiễm kháng sinh.

1. Răng nhiễm tetra là gì?

Răng bị nhiễm tetracycline (tetra) còn được gọi là răng bị nhiễm kháng sinh, là tình trạng răng bị ố màu do tác dụng phụ của tetracycline. Răng có thể bị chuyển sang màu vàng, đen sẫm hoặc màu răng bị loang lổ. Không giống như răng bị nhiễm màu do thực phẩm, răng nhiễm tetracycline bị tối màu từ bên trong mô răng.

Vậy tetracycline là gì? Tetracycline là một loại kháng sinh phổ rộng có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Chúng được sử dụng để điều trị các bệnh như: bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục, tiết niệu, viêm phổi, tiêu chảy cấp tính,... Sử dụng với hàm lượng cao và thường xuyên sẽ để lại nhiều tác dụng phụ cho cơ thể, trong đó có làm vàng răng.

RĂNG BỊ NHIỄM TETRACYCLINE

Hình 1: Răng bị nhiễm tetracycline thường bị ố vàng

2. Nguyên nhân răng bị nhiễm tetracycline

Nguyên nhân dẫn đến răng bị nhiễm tetracycline thường là do sử dụng kháng sinh nhiều hoặc do bẩm sinh, di truyền. Khi tetracycline hấp thụ vào cơ thể thông qua tuần hoàn máu đi tới răng. Kết hợp với canxi trong răng sẽ làm hỏng men răng, từ đó làm mất màu răng vĩnh viễn.

 

  • Do sử dụng nhiều thuốc kháng sinh

 

Những trẻ em chưa đến 8 tuổi sẽ dễ bị nhiễm tetracycline nếu phải uống thuốc kháng sinh thường xuyên. Trường hợp nhiễm nặng còn làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển xương khớp của trẻ. Do đó các bậc phụ huynh cần lưu ý không nên cho trẻ nhỏ sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh nếu không cần thiết hoặc nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

 

  • Do bẩm sinh hoặc di truyền

 

Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ có sử dụng thuốc kháng sinh chứa tetracycline thì nguy cơ cao đứa trẻ sinh ra sẽ bị nhiễm tetracycline. Trường hợp mẹ bầu sử dụng thuốc chứa tetracycline trong giai đoạn cuối thai kỳ còn làm ngăn chặn sự phát triển xương của trẻ khi chào đời.

rang-bi-nhiem-tetracycline-1

Hình 2: Trẻ em dưới 8 tuổi hoặc mẹ bầu sử dụng tetracycline sẽ làm trẻ dễ bị nhiễm hơn

3. Dấu hiệu nhận biết răng bị nhiễm tetracycline

Dấu hiệu nhận biết răng bị nhiễm tetracycline đó là màu răng bị thay đổi. Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết răng bị nhiễm kháng sinh là: răng bị ố màu, men răng xỉn vàng, màu răng không đều chỗ sáng chỗ tối.

Bên cạnh đó bạn cũng sẽ nhận biết được mức độ bị nhiễm là nhẹ hay nặng dựa vào màu răng biến đổi như sau:

  • Mức độ 1: Răng màu vàng nhạt, chủ yếu là ở răng cửa
  • Mức độ 2: Răng chuyển sang màu vàng đậm, nâu hoặc xám, xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau
  • Mức độ 3: Răng chuyển sang màu nâu sẫm
  • Mức độ 4: Răng chuyển sang màu xám đen hoặc tím than với dải màu rõ rệt

4. Hậu quả khi răng bị nhiễm tetracycline

Khi răng bị nhiễm tetracycline không chỉ ảnh hưởng đến màu sắc răng, gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và xương khớp. Sau đây là một số hậu quả mà tetracycline gây ra:

  • Ảnh hưởng đến màu sắc của răng: Tetracycline tác động đến men răng, làm cho răng chuyển sang màu vàng, tím hoặc nâu gây mất thẩm mỹ và thiết tự tin trong giao tiếp.
  • Ngăn cản sự sinh sản của men răng: Tetracycline sẽ gây cản trở sự sinh sản của men răng, làm giảm khả năng tự tổng hợp men răng và bảo vệ men chống lại các tác nhân gây hại.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng: Người bị nhiễm tetracycline tăng gấp đôi nguy cơ mắc các bệnh lý khác về răng miệng như: viêm nướu, tụt nướu, nha chu,...
  • Tuổi thọ răng thấp và nguy cơ rụng răng sớm: Răng bị nhiễm tetracycline có tuổi thọ thấp hơn và tăng nguy cơ rụng răng sớm so với các răng khỏe mạnh.

5. Cách chữa răng nhiễm tetracycline hiệu quả nhất

Dù răng bị nhiễm kháng sinh tetracycline ở mức độ nhẹ hay nặng thì đều làm cho răng không còn trắng sáng nữa. Từ đó làm cho nhiều người bị mất tự tin trong giao tiếp xã hội, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc.

Sau đây, Nha khoa Dr Thuần sẽ gợi ý đến bạn một số cách chữa răng nhiễm tetracycline hiệu quả nhất:

5.1. Tẩy trắng răng

Tẩy trắng răng là một phương pháp khắc phục tình trạng răng ố vàng hiệu quả. Vậy răng bị nhiễm tetracycline có tẩy trắng được không?

Tẩy trắng răng nhiễm kháng sinh được thực hiện với trường hợp răng bị nhiễm màu nhẹ. Bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng năng lượng ánh sáng để tạo phản ứng oxi hóa, giúp loại bỏ các protein có màu trong răng. Từ đó giúp răng trắng sáng hơn, không còn bị ố vàng nữa.

Trường hợp răng bị nhiễm tetracycline ở mức độ nặng thì phương pháp tẩy trắng răng này không còn hiệu quả. Lúc này cấu trúc răng đã bị tổn thương nặng, nên muốn khắc phục thì bạn có thể tham khảo phương pháp bọc sứ.

5.2. Bọc răng sứ

Bọc răng sứ cho răng nhiễm tetracycline được áp dụng khi răng bị nhiễm ở mức độ nặng. Bọc sứ là phương pháp mài bớt một phần răng theo tỷ lệ an toàn rồi sau đó bọc mão sứ bên ngoài thân răng đã mài.

Răng sau khi bọc sứ sẽ trở thành một chiếc răng mới hoàn toàn với tính thẩm mỹ cao và tự nhiên. Không những thế, phương pháp bọc sứ này còn giúp bảo vệ răng thật bên trong, hạn chế gặp phải các bệnh lý răng miệng.

boc-rang-su

Hình 3: Bọc răng sứ để khắc phục tình trạng răng bị nhiễm tetracycline

5.3. Dán sứ Veneer

Cũng tương tự như bọc sứ, dán sứ Veneer là một phương pháp lý tưởng để khắc phục tình trạng răng bị nhiễm kháng sinh. Tuy nhiên có một đặc điểm khác biệt giữa dán sứ và bọc sứ là phương pháp dán sứ không cần mài răng hoặc nếu có thì cũng chỉ là rất ít, không có quá nhiều tác động làm ảnh hưởng đến men răng.

Dán sứ Veneer mang lại hiệu quả cải thiện màu răng tốt. Tuy nhiên kích thước của chúng siêu mỏng nên thường chỉ áp dụng với trường hợp răng bị xỉn màu nhẹ. Dán sứ Veneer sẽ không thể che phủ toàn bộ khuyết điểm của răng khi răng bị nhiễm tetracycline nặng.

6. Cách phòng ngừa răng nhiễm kháng sinh

Để ngăn ngừa tình trạng răng bị nhiễm tetra xảy ra thì bạn hãy lưu lại ngay những cách sau đây:

  • Hạn chế sử dụng thuốc có chứa tetracycline, chỉ sử dụng theo đúng thời gian và liều lượng mà bác sĩ chỉ định
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa flour để men răng chắc khỏe với mật độ 2 - 3 lần/ngày
  • Không nên chải răng quá mạnh hoặc chải răng theo chiều ngang vì sẽ làm ảnh hưởng đến men răng
  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng giúp làm tăng hiệu quả vệ sinh răng miệng
  • Trẻ em dưới 8 tuổi chỉ nên dùng thuốc kháng sinh tetracycline khi có chỉ định của bác sĩ
  • Đến phòng khám nha khoa để lấy cao răng 2 lần/năm

Kháng sinh tetracycline có thể giúp đánh bại vi khuẩn gây bệnh tuy nhiên cũng để lại hậu quả khá nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng. Hy vọng với những thông tin trong bài viết này của Nha khoa Dr Thuần đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về tình trạng răng bị nhiễm tetracycline. Khi gặp tình trạng răng bị đổi màu, hãy nhanh chóng liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 02293 610 222 - 0912 869 838 để được thăm khám và tư vấn.

Xem thêm:

Cách tẩy trắng răng bằng đèn plasma

Cách tẩy trắng răng bằng đèn laser

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
NHA KHOA DR THUẦN & CỘNG SỰ
Địa chỉ: 94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình
Hotline 1: 02293 610 222
Hotline 2:
0912 869 838
Email: nkdrthuan@gmail.com
Website: https://nhakhoadrthuan.com

Bài viết liên quan

Top 9cách làm trắng răng bị vàng bằng chanh đơn giản, hiệu quả
Top 9cách làm trắng răng bị vàng bằng chanh đơn giản, hiệu quả
Đối tượng nào nên bọc răng sứ veneer? Dán sứ có dễ bung, nứt không?
Đối tượng nào nên bọc răng sứ veneer? Dán sứ có dễ bung, nứt không?
Tìm hiểu về sản phẩm tẩy trắng răng Crest và công dụng của từng loại
Tìm hiểu về sản phẩm tẩy trắng răng Crest và công dụng của từng loại
5 NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC BỌC RĂNG SỨ - LỜI KHUYÊN TỪ CÁC CHUYÊN GIA
5 NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC BỌC RĂNG SỨ - LỜI KHUYÊN TỪ CÁC CHUYÊN GIA