Niềng răng Invisalign có phải nhổ răng không? Vì sao?

Nhổ răng khi niềng răng nhằm tạo khoảng trống trên cung hàm giúp răng dễ dàng dịch chuyển về đúng vị trí hơn. Vậy niềng răng Invisalign có phải nhổ răng không? Vì sao? Hãy cùng Nha khoa Dr Thuần tìm lời giải đáp cho thắc mắc này ngay trong bài viết sau đây.

1. Niềng răng Invisalign có phải nhổ răng không?

Theo các nha sĩ chuyên về niềng răng cho biết, niềng răng Invisalign nói riêng và niềng răng trong suốt nói chung thường không cần phải nhổ răng. Vì nhổ răng sẽ tạo ra một khoảng trống lớn, khi sử dụng hàm Invisalign có thể gây tụt lợi hoặc mất tiếp xúc điểm. 

Tuy nhiên trên thực tế vẫn có khá nhiều trường hợp cần phải nhổ răng theo sự chỉ định của nha sĩ. Việc nhổ răng trong quá trình chỉnh nha được thực hiện nhằm tạo ra khoảng trống để răng có đủ không gian dàn đều trên cung hàm. Bên cạnh đó, với các trường hợp răng có tiên lượng kém, bị viêm nhiễm, răng bị sâu hoặc đau nhức kéo dài thì việc nhổ răng bắt buộc phải thực hiện.

Niềng răng Invisalign có phải nhổ răng không

Hình 1: Niềng răng Invisalign thường không cần phải nhổ răng

Việc nhổ răng để niềng răng tưởng chừng như là một kỹ thuật đơn giản nhưng đối với niềng Invisalign không như vậy. Nha sĩ cần phải đảm bảo kiểm soát được khả năng di chuyển của chân răng, tránh tình trạng dịch chuyển sai phác đồ điều trị.

2. Trường hợp cần nhổ răng khi niềng Invisalign

Cụ thể các trường hợp cần nhổ răng khi niềng Invisalign là:

  • Răng bị hô, móm, mọc lệch ở mức độ nặng. Những trường hợp này cần phải nhổ bớt răng để mang lại hiệu quả chỉnh nha tốt nhất
  • Răng mọc chen chúc trên cung hàm, cung hàm hẹp không đủ chỗ để răng dịch chuyển. Việc nhổ răng trong trường hợp này sẽ giúp tạo khoảng trống để việc nắn chỉnh răng về đúng vị trí trở nên dễ dàng hơn
  • Răng khôn bị mọc lệch, bị sâu hoặc mọc ngầm trong xương hàm, trong nướu cũng cần được nhổ bỏ trước khi tiến hành niềng răng để hạn chế gây đau và khó chịu cho người niềng
  • Nếu bạn mắc phải các bệnh lý về răng miệng như sâu răng hay viêm tủy không thể chữa thì nha sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để tránh lây nhiễm sang các răng khỏe mạnh khác, ảnh hưởng đến quá trình niềng răng

trường hợp phải nhổ răng khi niềng răng invisalign

Hình 2: Vị trí nhổ răng số 4 và số 5

3. Trường hợp không cần nhổ răng khi niềng răng Invisalign

Với các trường hợp cung hàm đủ không gian để sắp xếp răng, khớp cắn chuẩn, răng khá đều thì không cần phải nhổ răng khi niềng Invisalign. Cụ thể, các trường hợp không cần phải nhổ răng khi niềng răng trong suốt là:

  • Răng chen chúc nhẹ, không quá phức tạp
  • Tình trạng hô/móm nhẹ, răng mọc không quá xô lệch
  • Trường hợp răng thưa, răng mọc nghiêng, cắn chéo, cắn hở, cắn phủ,...

Đây là những trường hợp mà nha sĩ không yêu cầu nhổ răng hay mài kẽ trong quá trình niềng răng không mắc cài Invisalign.

4. Các vị trí răng sẽ nhổ khi cần thiết

Tùy vào tình trạng răng của mỗi người mà nha sĩ sẽ chỉ định nhổ răng nào để răng dịch chuyển thuận lợi hơn. Nhưng phổ biến nhất là nhổ răng ở các vị trí răng số 4, răng số 5 hoặc răng số 8.

Việc nhổ răng số 8 vô cùng quan trọng vì nó giúp loại bỏ sự cản trở của khớp cắn do răng khôn gây ra. Bên cạnh đó nó còn giúp tạo khoảng trống phía sau tạo điều kiện di xa toàn hàm. Đặc biệt, nhổ răng số 8 còn giúp dự phòng tình trạng tái phát khi răng khôn mọc lệch, gây xô đẩy răng, ảnh hưởng đến hiệu quả nắn chỉnh nha về sau.

Vừa rồi là lời giải đáp của Nha khoa Dr Thuần về việc “niềng răng Invisalign có phải nhổ răng không”. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về phương pháp chỉnh nha trong suốt này. Niềng răng Invisalign mang đến rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân điều trị. Để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe răng miệng thì bạn nên cân nhắc lựa chọn các phòng khám nha khoa uy tín để thực hiện. 

Xem thêm:

Tham khảo bảng giá dịch vụ nha khoa tại Nha khoa Dr Thuần

Niềng răng Invisalign có hiệu quả không?

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
NHA KHOA DR THUẦN & CỘNG SỰ
Địa chỉ: 94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình
Hotline 1: 02293 610 222
Hotline 2:
0912 869 838
Email: nkdrthuan@gmail.com
Website: https://nhakhoadrthuan.com

Bài viết liên quan

Mắc cài tự buộc và mắc cài thường kim loại giống và khác nhau thế nào?
Mắc cài tự buộc và mắc cài thường kim loại giống và khác nhau thế nào?
So sánh niềng răng Zenyum và Invisalign có gì khác biệt?
So sánh niềng răng Zenyum và Invisalign có gì khác biệt?
Niềng răng invisalign và 5 ưu điểm vượt trội
Niềng răng invisalign và 5 ưu điểm vượt trội
Niềng răng trẻ em 9 tuổi có nên không? Kinh nghiệm bạn cần biết
Niềng răng trẻ em 9 tuổi có nên không? Kinh nghiệm bạn cần biết