Tìm hiểu về hàm duy trì Vivera và hướng dẫn cách sử dụng

Hàm duy trì Vivera là một trong những loại hàm duy trì trong suốt cao cấp. Hàm duy trì trong suốt Vivera được chế tạo cùng công nghệ với khay niềng trong suốt Invisalign hàng đầu thế giới hiện nay. Hãy cùng Nha khoa Dr Thuần tìm hiểu về công dụng, ưu nhược điểm, cách dùng và bảo quản,... của loại khí cụ này trong bài viết sau đây.

1. Hàm duy trì Vivera là gì?

Hàm duy trì Vivera được sử dụng với mục đích duy trì sự ổn định của răng và cung hàm sau khi kết thúc quá trình niềng răng. Đây là loại khí cụ tháo lắp được chế tạo từ chất liệu nhựa trong suốt cao cấp nhận được sự đánh giá rất cao cả về chất lượng lẫn hiệu quả mang lại. Hàm duy trì Vivera là một trong những loại hàm tháo lắp được ưa chuộng nhất hiện nay vì mang tính thẩm mỹ cao cùng nhiều ưu điểm vượt trội khác.

hàm duy trì trong suốt Vivera

Hình 1: Hàm duy trì trong suốt Vivera

2. Công nghệ sản xuất hàm duy trì Vivera

Hàm duy trì tháo lắp Vivera là sản phẩm chất lượng cao đến từ Công ty Align Technology (Mỹ) - cùng công ty với khay niềng trong suốt Invisalign. Công nghệ chế tạo hàm Vivera và hàm Invisalign được đồng bộ với nhau. 

Khí cụ được tạo hình chi tiết bằng công nghệ laser ôm sát răng và đường viền nướu. Chất liệu được làm từ nhựa trong suốt đạt tiêu chuẩn y tế quốc tế với độ bền cao hơn 30% so với chất liệu nhựa dẻo của các dòng sản phẩm khác. Nhờ vậy mà hàm duy trì Vivera có độ bền cao, an toàn cho sức khỏe và có độ tương thích vượt trội cho cung hàm người sử dụng.

Một bộ sản phẩm sẽ bao gồm 3 cặp hàm được thiết kế độc quyền cho bệnh nhân. Hàm duy trì được đựng trong hộp chắc chắn giúp bảo quản tốt nhất. Với 3 bộ hàm sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng khi cần thay thế hàm bị mất, biến dạng hoặc vỡ. 

3. Công dụng của hàm duy trì tháo lắp Vivera

Công dụng chính của hàm duy trì tháo lắp Vivera là giúp giữ ổn định vị trí của răng trên cung hàm, tránh răng bị xê dịch về vị trí cũ. Quá trình đeo hàm duy trì sẽ kết thúc cho đến khi các chân răng ổn định. Lúc này kết quả niềng răng của bệnh nhân sẽ được đảm bảo bền vững lâu dài.

Theo các chuyên gia, nếu không sử dụng hàm duy trì hậu chỉnh nha thì nguy cơ răng bị dịch chuyển về vị trí ban đầu hoặc bị lệch lạc từ 5 - 25% chỉ sau 3 tháng tháo niềng. Trường hợp răng bị chạy, dịch chuyển về vị trí cũ sau khi kết thúc quá trình điều trị, bác sĩ sẽ ra chỉ định niềng lần 2. 

công dụng của hàm duy trì vivera

Hình 2: Hàm duy trì Vivera giúp ổn định chân răng sau quá trình chỉnh nha

4. Ưu nhược điểm của hàm duy trì trong suốt Vivera

Hàm duy trì trong suốt Vivera được đánh giá cao với nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại hàm duy trì khác. Song vẫn tồn tại một số nhược điểm mà bạn cần phải biết khi lựa chọn Vivera.

4.1. Ưu điểm của hàm duy trì trong suốt Vivera

Hàm duy trì Vivera được nhiều nha sĩ khuyến khích bệnh nhân của mình lựa chọn và được nhiều người đã sử dụng đánh giá cao với những ưu điểm vượt trội sau đây:

  • Đảm bảo tính thẩm mỹ cao: Được chế tạo từ chất liệu nhựa trong suốt, thiết kế ôm sát thân răng mang lại tính thẩm mỹ cao vì vừa khít khuôn hàm của người sử dụng và không dễ bị phát hiện khi đang đeo bộ hàm.
  • An toàn, không gây dị ứng: Bộ hàm được chế tạo bằng chất liệu y tế cao cấp cùng với công nghệ tân tiến đạt chuẩn của Hiệp hội Chỉnh nha Hoa Kỳ, Bộ Y tế Mỹ và Bộ Y tế Việt Nam.
  • Mang lại hiệu quả tốt: Với độ cứng và độ bền cao sẽ giúp cố định vị trí của răng trên cung hàm được chắc chắn hơn, giúp duy trì kết quả chỉnh nha lâu dài.
  • Thuận tiện cho người dùng: Bộ hàm không làm cho người sử dụng cảm thấy bị khó chịu hay đau nhức. Ngoài ra chúng cũng dễ tháo lắp khi không sử dụng hoặc để vệ sinh răng miệng. Các bước bảo quản bộ hàm cũng rất đơn giản giúp tiết kiệm thời gian.

4.2. Nhược điểm của hàm duy trì trong suốt Vivera

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội kể trên thì hàm duy trì Vivera còn có một số nhược điểm cần lưu ý như:

  • Chi phí cao: Giá của bộ hàm duy trì Vivera thường cao hơn so với các loại hàm duy trì khác có trên thị trường. Được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến giống như khay niềng Invisalign, bộ khay duy trì Vivera cũng phải được chế tạo và nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ. Do đó, chi phí vận chuyển và nhập khẩu về Việt Nam cũng góp phần làm tăng giá.
  • Thời gian nhận bộ hàm lâu: Bộ hàm duy trì này được thiết kế và sản xuất độc quyền bởi công ty tại Mỹ. Vì vậy, các cơ sở nha khoa tại Việt Nam cần gửi thông số răng của bệnh nhân sang Mỹ để đặt hàng và chờ đợi sản phẩm được giao về Việt Nam. Nếu hàm duy trì bị hỏng, vỡ, biến dạng và bệnh nhân muốn đặt một bộ hàm Vivera mới, sẽ cần thêm thời gian để hoàn thành quá trình này.
  • Dễ bị ngả màu: Giống như các loại hàm duy trì trong suốt khác, hàm Vivera cũng dễ bị ngả màu và ố vàng nếu không được vệ sinh và bảo quản đúng cách. Việc thường xuyên uống cà phê, trà, ăn thực phẩm có màu hoặc hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ này.

nhược điểm của Hàm duy trì vivera

Hình 3: Hàm duy trì Vivera có giá thành cao và thời gian nhận lâu

5. Quy trình sản xuất bộ hàm duy trì Vivera

Hàm Vivera được công ty Align Technology thiết kế riêng biệt cho từng bệnh nhân tại các nhà máy ở Mỹ. Quá trình sản xuất một bộ hàm duy trì Vivera cho khách hàng bao gồm 5 bước như sau:

  • Bước 1: Cơ sở nha khoa tại Việt Nam đánh giá tình trạng cung hàm của bệnh nhân sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha và lấy dấu răng chính xác bằng máy quét 3D Itero. 
  • Bước 2: Cơ sở nha khoa đặt hàng bộ hàm duy trì Vivera từ công ty Align Technology, gửi kèm thông số, hình ảnh răng và hồ sơ điện tử của bệnh nhân. 
  • Bước 3: Nhà máy ở Mỹ tiếp nhận yêu cầu sản xuất và chế tạo bộ hàm duy trì trên dây chuyền công nghệ cao, sử dụng robot tự động hóa, kỹ thuật in 3D, tia laser để tỉa viền và chất liệu nhựa y tế cao cấp. Thành phẩm được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt và đóng gói vô trùng. 
  • Bước 4: Bộ hàm duy trì Vivera cùng hộp đựng cao cấp được nhập khẩu chính quy từ Mỹ về Việt Nam, qua kiểm định chất lượng và xuất xứ nghiêm ngặt trước khi đến cơ sở nha khoa. 
  • Bước 5: Chuyên gia và bác sĩ tại cơ sở nha khoa kiểm tra độ tương thích của hàm duy trì, sau đó đặt lịch hẹn để giao hàm Vivera cho bệnh nhân. Trong buổi giao hàm, bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết cách tháo lắp hàm, vệ sinh và bảo quản hàm, cũng như hẹn lịch tái khám lần sau.

Nhờ quy trình sản xuất khép kín, tuân thủ các tiêu chuẩn nha khoa quốc tế và các quy định nghiêm ngặt về vật liệu và dụng cụ y khoa của Bộ Y tế Mỹ, những bộ hàm duy trì Vivera khi đến tay khách hàng tại Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tối ưu, an toàn cho mọi đối tượng, giảm thiểu tối đa các biến chứng và rủi ro không mong muốn.

6. Hướng dẫn cách sử dụng hàm duy trì Vivera

Việc sử dụng hàm duy trì Vivera sau khi chỉnh nha cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng hàm Vivera để ổn định răng sau khi niềng mà bạn có thể tham khảo:

  • Thời gian lý tưởng nhất để đeo hàm duy trì được nha sĩ chỉ định là từ 3 - 12 tháng và đeo liên tục tối thiểu 6 tiếng/ngày. Theo nhận định của các bác sĩ, thời gian đeo hàm càng lâu và càng nhiều mỗi ngày sẽ giúp răng ngày càng ổn định, kết quả chỉnh nha ngày càng bền vững. Với những ai đã lựa chọn phương pháp chỉnh nha Invisalign trước đó thì dùng hàm duy trì Vivera là lựa chọn tối ưu nhất.
  • Hàm duy trì có thể dễ dàng tháo lắp để ăn uống và vệ sinh, nhưng vẫn cần đảm bảo thời gian đeo tối thiểu mỗi ngày để duy trì hiệu quả chỉnh nha.
  • Vệ sinh răng miệng cẩn thận trước khi đeo hàm duy trì trong suốt Vivera với kem đánh răng, nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám trên răng.
  • Đeo hàm nhẹ nhàng, đảm bảo ôm sát thân răng và không cảm giác khó chịu. Tránh cắn mạnh hoặc nhai vật cứng để đẩy hàm vào đúng vị trí trên cung răng.
  • Hạn chế ăn uống khi đang đeo hàm, đặc biệt là các thực phẩm có màu, quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Nếu hàm Vivera có dấu hiệu nứt, vỡ, biến dạng hoặc ngả màu, bạn cần thay hàm mới. 
  • Tái khám theo lịch hẹn với bác sĩ để đánh giá tình trạng răng và điều chỉnh phương án sử dụng hàm duy trì sao cho hiệu quả nhất.

Cách đeo hàm duy trì Vivera

Hình 4: Hàm duy trì cần được đeo liên tục ít nhất 6 tiếng mỗi ngày

7. Hướng dẫn cách bảo quản hàm duy trì trong suốt Vivera

Bộ hàm Vivera luôn đi kèm với một hộp đựng cao cấp để bảo quản khi không sử dụng. Tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu ý một số nguyên tắc vệ sinh và bảo quản khí cụ này như sau:

  • Trước khi đeo hàm duy trì trong suốt Vivera, hãy vệ sinh hàm kỹ lưỡng bằng kem đánh răng, nước muối. Nếu có thể, hãy sử dụng các sản phẩm vệ sinh và ngâm rửa chuyên dụng cho hàm duy trì trong suốt Vivera.
  • Lưu ý tuyệt đối không sử dụng nước nóng để ngâm rửa hàm duy trì trong suốt và chỉ thực hiện nhẹ nhàng.
  • Khi không sử dụng, hãy vệ sinh sạch sẽ và bảo quản trong hộp đựng
  • Tránh va đập mạnh và tránh để khay nhựa trong suốt tiếp xúc với nguồn nhiệt cao.

Cách vệ sinh hàm duy trì Vivera

Hình 5: Cách vệ sinh hàm duy trì Vivera

8. Hàm duy trì trong suốt Vivera giá bao nhiêu?

Hiện nay, hàm duy trì trong suốt Vivera có giá dao động từ 7 triệu đồng - 12 triệu đồng cho bộ 3 khay. Chi phí mua hàm Vivera có sự dao động như vậy là vì phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Đơn vị nha khoa thực hiện
  • Các chi phí đi kèm khi nhập khẩu về Việt Nam
  • Số lượng khay hàm duy trì cần có theo chỉ định của bác sĩ

Do đó, đây chỉ là mức chi phí để bạn tham khảo. Để biết chính xác hàm duy trì trong suốt Vivera giá bao nhiêu, bạn cần nghe sự chỉ định và báo giá cụ thể đến từ bác sĩ chỉnh nha thực hiện cho bạn.

Hy vọng bài viết này của Nha khoa Dr Thuần đã cung cấp đến quý bạn đọc những thông tin cần biết liên quan đến hàm duy trì Vivera. Với những thông tin này chắc hẳn sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn cho mình một loại hàm duy trì phù hợp cũng như cách sử dụng đúng khi chọn Vivera.

Xem thêm:

Niềng răng Invisalign có hiệu quả không?

Giá niềng trong suốt là bao nhiêu?

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
NHA KHOA DR THUẦN & CỘNG SỰ
Địa chỉ: 94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình
Hotline 1: 02293 610 222
Hotline 2:
0912 869 838
Email: nkdrthuan@gmail.com
Website: https://nhakhoadrthuan.com

Bài viết liên quan

Mắc cài tự buộc và mắc cài thường kim loại giống và khác nhau thế nào?
Mắc cài tự buộc và mắc cài thường kim loại giống và khác nhau thế nào?
So sánh niềng răng Zenyum và Invisalign có gì khác biệt?
So sánh niềng răng Zenyum và Invisalign có gì khác biệt?
Niềng răng invisalign và 5 ưu điểm vượt trội
Niềng răng invisalign và 5 ưu điểm vượt trội
Niềng răng trẻ em 9 tuổi có nên không? Kinh nghiệm bạn cần biết
Niềng răng trẻ em 9 tuổi có nên không? Kinh nghiệm bạn cần biết