Tìm hiểu về niềng răng silicon cho trẻ em và gợi ý cha mẹ cách sử dụng

Niềng răng silicon cho trẻ em đang được rất nhiều bậc cha mẹ truyền tai và áp dụng với con trẻ trong thời gian gần đây. Vậy nhưng lợi ích, cách dùng, lứa tuổi sử dụng,...của phương pháp này có lẽ vẫn là những vấn đề băn khoăn của nhiều người. Cho nên, hôm nay Nha khoa Dr Thuần sẽ gửi đến bạn một số thông tin cơ bản nhất liên quan đến chủ đề niềng răng silicon để bạn có cái nhìn tổng quát hơn nhé!

1. Tìm hiểu phương pháp niềng răng silicon cho trẻ em

nieng-rang-silicon-cho-tre-em-1

Hình ảnh 1: Niềng răng silicon cho trẻ em sở hữu đặc tính mềm, dẻo, đàn hồi tốt, ôm sát cung răng và có khả năng chịu lực cao.

 

Niềng răng vốn được biết đến là một phương pháp hữu hiệu để khắc phục các vấn đề như răng thưa, răng khấp khểnh, hô, móm,...cho cả trẻ em và người lớn. Phần đa, chúng sẽ hoạt động dựa trên nguyên tắc tạo áp lực để dần dần dịch chuyển răng về đúng vị trí cần thiết, từ đó cải thiện sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ cho người sử dụng.

Tuy nhiên, mỗi một độ tuổi, mỗi một tình trạng chúng ta sẽ có những phương hướng niềng chỉnh răng khác nhau. 

Hiện nay, niềng răng silicon cho trẻ em đang là sự lựa chọn của rất nhiều bậc cha mẹ trong thời gian vừa qua. Bởi lẽ, chúng sở hữu đặc tính mềm, dẻo, đàn hồi tốt, ôm sát cung răng và có khả năng chịu lực cao. Vì thế, thời gian sử dụng của một bộ silicon như thế này tương đối bền. 

Bên cạnh đó, niềng răng silicon cho trẻ em cũng mang trong mình ưu điểm khi dễ dàng tháo lắp, vệ sinh hàng ngày, giúp răng miệng của bé sạch và khỏe hơn sau một thời gian trải nghiệm.

Theo khuyến cáo của nhiều nha sĩ, độ tuổi thích hợp nhất để áp dụng phương pháp niềng răng silicon là từ 5 - 10 (tuổi). Sau giai đoạn này, kỹ thuật niềng răng silicon có thể không phát huy được nhiều tác dụng và đem lại hiệu quả tối ưu nhất như mong muốn. 

Ngoài ra, không phải trẻ nào cũng phù hợp để tiếp cận cách thức nắn chỉnh răng bằng silicon. Trong một số trường hợp cụ thể, bác sĩ chỉ định sử dụng niềng răng mắc cài để tương thích với tình trạng và thể trạng của bé.

>>>Tham khảo: Bảng giá dịch vụ nha khoa và niềng răng cho trẻ

 

2. Cách sử dụng niềng răng silicon cho trẻ em 

nieng-rang-silicon-cho-tre-em-2Hình ảnh 2: Trước khi được bác sĩ thăm khám, tư vấn và hướng dẫn sử dụng bộ niềng răng silicon cho trẻ em, bạn tuyệt đối không tự ý mua hoặc tự dùng tại nhà mà chưa qua chỉ định.

 

Có lẽ nhờ vào ưu điểm dễ sử dụng, dễ vệ sinh và dễ mua của một bộ nắn chỉnh răng silicon mà nhiều cha mẹ cho rằng đây là phương pháp niềng răng cho trẻ em tại nhà. Thế nhưng điều đó là hoàn toàn sai lầm!

Mỗi một đứa trẻ sẽ có một sức khỏe răng miệng khác nhau, cấu tạo xương khác nhau. Vì vậy, trước khi được bác sĩ thăm khám, tư vấn và hướng dẫn sử dụng bộ niềng răng silicon cho trẻ em, bạn tuyệt đối không tự ý mua hoặc tự dùng tại nhà mà chưa qua chỉ định nhé!

Dưới đây là một vài bước sử dụng, duy trì niềng răng silicon cho trẻ em hàng ngày để bạn tham khảo

  • Bước 1: Hướng dẫn con đưa hàm silicon vào miệng đúng như cách bác sĩ đã tư vấn, đừng quên dặn trẻ đặt lưỡi vào chỗ thẻ lưỡi của hàm răng.
  • Bước 2: Nhắc con ngậm môi và thở bằng mũi hoàn toàn trong suốt quá trình đeo niềng.
  • Bước 3: Cha mẹ nên cho con sử dụng niềng răng silicon từ 1 - 2 (tiếng) vào ban ngày và khoảng 8 (tiếng) vào ban đêm để mang lại hiệu quả cao nhất.
  • Bước 4: Nhắc nhở con đánh răng đúng cách và kết hợp súc miệng bằng nước muối pha loãng thường xuyên nhằm bảo vệ răng miệng toàn diện.
  • Bước 5: Nếu xuất hiện các triệu chứng đau răng, sưng lợi ngay lập tức cho con ngừng sử dụng và đưa đến cơ sở y tế có chuyên môn để thăm khám.
  • Bước 6: Đưa con đi tái khám định kỳ qua đó lắng nghe tư vấn và phân tích cụ thể của bác sĩ điều trị.

 

3. Nên niềng răng cho trẻ em tại Ninh Bình ở đâu?

nieng-rang-silicon-cho-tre-em-3Hình ảnh 3: Nếu cha mẹ đang tìm hiểu thêm về phương pháp niềng răng cho trẻ em hãy đến ngay Nha khoa Dr Thuần

 

Thành lập từ năm 1998, do bác sĩ Đinh Văn Thuần - Nguyên Phó trưởng khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa Khoa tỉnh Ninh Bình xây dựng, đến nay Nha khoa Dr Thuần đã chinh phục được nhiều sự tin yêu từ phía người dân Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung.

Bởi lẽ, Nha khoa Dr Thuần và Cộng sự tại Ninh Bình luôn tâm niệm rằng chỉ có tập trung phát triển giá trị cốt lõi mới giúp phòng khám lớn mạnh và vững bền theo thời gian. Chính vì thế, các bác sĩ tại đây đều nhận thức rõ việc phát hiện và điều trị sớm những vấn đề liên quan đến răng miệng đối với con trẻ là nhiệm vụ quan trọng, bắt buộc phải làm.

Nếu cha mẹ đang tìm hiểu thêm về phương pháp niềng răng silicon cho trẻ em hoặc muốn tư vấn các dịch vụ niềng răng sẵn có tại Nha khoa Dr Thuần, bạn vui lòng liên hệ theo số hotline hoặc qua địa chỉ bên dưới để các bác sĩ thăm khám trực tiếp nhé!

Đội ngũ nhân viên tại Nha khoa Dr Thuần đều là những người được đào tạo chuyên môn bài bản ở Đại học Y Hà Nội. Thêm vào đó, Nha khoa cũng không ngừng cải tiến, nâng cấp trang thiết bị thường xuyên nhằm mang lại cho bé và gia đình một cảm giác an tâm, thoải mái, hiệu quả hơn trong quá trình điều trị. 

Với một sự đầu tư chỉn chu, kỹ lưỡng về mặt nhân sự đến thiết bị, chúng tôi tin rằng Nha khoa Dr Thuần sẽ luôn là địa chỉ uy tín, chất lượng đồng hành cùng bạn và gia đình tại Ninh Bình.

 

Hy vọng rằng, qua những chia sẻ vừa rồi bạn đã bỏ túi thêm cho mình những thông tin bổ ích về niềng răng silicon cho trẻ em. Nếu bé đang gặp các vấn đề liên quan đến răng miệng, cha mẹ hãy đưa con tới ngay Nha khoa Dr Thuần để các bác sĩ lên phác đồ và điều trị càng sớm càng tốt nhé! Chúc bạn nhiều sức khỏe!

 

Xem thêm:

Niềng răng invisalign và 5 ưu điểm vượt trội

Niềng răng silicon trainer cho bé là gì? Có bao nhiêu loại?

 

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
NHA KHOA DR THUẦN & CỘNG SỰ
Địa chỉ: 94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình
Hotline 1: 02293 610 222
Hotline 2:
0912 869 838
Email: nkdrthuan@gmail.com
Website: https://nhakhoadrthuan.com

Bài viết liên quan

NIỀNG RĂNG MẮC CÀI TRONG SUỐT LÀ GÌ? ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM
NIỀNG RĂNG MẮC CÀI TRONG SUỐT LÀ GÌ? ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM
Niềng răng mắc cài sứ là gì? Phù hợp với ai? Giá bao nhiêu?
Niềng răng mắc cài sứ là gì? Phù hợp với ai? Giá bao nhiêu?
Niềng răng mắc cài kim loại thường: Lựa chọn hợp lý cho nụ cười xinh
Niềng răng mắc cài kim loại thường: Lựa chọn hợp lý cho nụ cười xinh
So sánh niềng răng Zenyum và Invisalign có gì khác biệt?
So sánh niềng răng Zenyum và Invisalign có gì khác biệt?