Niềng răng Invisalign có đau không? Yếu tố nào ảnh hưởng?

Niềng răng Invisalign tuy mang lại nhiều ưu điểm nổi bật như tính thẩm mỹ, dễ dàng vệ sinh, tháo lắp linh hoạt,... nhưng nhiều người vẫn muốn biết niềng răng Invisalign có đau không. Bài viết sau đây của Nha khoa Dr Thuần sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này cho quý bạn đọc.

1. Niềng răng Invisalign có đau không?

Niềng răng Invisalign có mang lại cảm giác đau nhưng nhẹ hơn so với phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống. Cảm giác đau khi niềng răng chắc chắn phải xảy ra, dù là đau ít hay đau nhiều đối với bất kỳ phương pháp nào. 

Nhiều người cho rằng, vì chất liệu của khay niềng Invisalign là bằng nhựa dẻo nên sẽ không gây đau hay khó chịu là khẳng định chưa đúng. Bản chất của việc niềng răng là tạo lực kéo, siết răng để giúp răng trở về đúng vị trí trên cung hàm. Khí cụ niềng răng sẽ tác động sinh lý làm răng dịch chuyển nên tạo cảm giác khó chịu và đau âm ỉ.

Niềng răng Invisalign có đau không

Hình 1: Niềng răng Invisalign có đau không?

2. Niềng răng Invisalign đau nhất ở giai đoạn nào?

Khi niềng răng trong suốt Invisalign bạn sẽ cảm thấy đau nhất ở 2 giai đoạn là khi mới bắt đầu niềng và khi thay khay niềng mới. Cụ thể như sau:

  • Khi mới bắt đầu niềng: Trong giai đoạn khi mới bắt đầu niềng Invisalign, bạn sẽ cảm thấy khó chịu và đau nhức nhẹ khoảng 1 - 2 ngày đầu vì chưa quen với lực siết mà khay niềng tạo ra.
  • Mỗi khi thay khay niềng mới: Mỗi khi thay khay niềng mới, lực siết cũng sẽ thay đổi để răng dịch chuyển tốt hơn, lúc này bạn sẽ cảm thấy hơi ê buốt nhẹ khoảng 1 - 2 ngày.

3. Yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đau khi niềng răng Invisalign

Tình trạng xô lệch răng, khả năng chịu đau của mỗi người,... chính là các yếu tố  ảnh hưởng đến mức độ đau khi niềng răng Invisalign.

  • Tình trạng xô lệch của răng

Tình trạng xô lệch của răng chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định mức độ đau khi niềng răng Invisalign. Với tình trạng răng mọc bị xô lệch nhiều sẽ phải chịu lực siết mạnh hơn nên gây đau đớn nhiều hơn. Ngược lại với những ai bị răng thưa, hô hoặc móm nhẹ sẽ cảm thấy không quá đau đớn khi niềng răng.

  • Khả năng chịu đau của mỗi người

Niềng răng Invisalign có đau không còn tùy thuộc vào khả năng chịu đau của mỗi người. Với những ai có khả năng chịu đau tốt thì sẽ không cảm thấy đau hoặc chỉ ê buốt nhẹ khi niềng răng Invisalign. Ngược lại những ai có khả năng chịu đau kém thì sẽ cảm thấy rất đau nhức và khó chịu.

  • Thiết kế khay niềng không ôm sát cung răng

Khi khay niềng thiết kế không đúng với cung răng, không ôm sát hay cố định vào răng cũng sẽ làm bạn bị đau. Lúc này, bạn cần báo ngay với nha sĩ để được xử lý.

  • Vật liệu khay niềng kém chất lượng

Sử dụng khay niềng trong suốt Invisalign chất lượng kém gây đau nhức là trường hợp ít khi xảy ra hoặc chỉ xảy ra tại các cơ sở nha khoa kém uy tín. Các cơ sở nha khoa này thường là những cơ sở nhỏ lẻ, nhằm tiết kiệm chi phí nên sử dụng khay niềng trong suốt trôi nổi, kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái thương hiệu Invisalign. 

niềng răng invisalign có đau không 1

Hình 2: Tình trạng răng xô lệch, khả năng chịu đau, tay nghề bác sĩ ảnh hưởng đến mức độ đau khi niềng răng

4. Mẹo giúp giảm đau khi niềng răng Invisalign

Cảm giác đau khi niềng răng mang lại cho bạn sự khó chịu. Để giúp giảm đau, Nha khoa Dr Thuần gợi ý đến bạn một số mẹo sau đây để bạn tham khảo và áp dụng.

4.1. Tháo niềng trước khi ăn uống

Một trong những mẹo giúp giảm đau khi niềng răng Invisalign là tháo khay niềng khi ăn uống. Việc này sẽ giúp làm giảm cảm giác khó chịu và đau đớn trong quá trình ăn uống. Đồng thời bạn cũng đừng quên hạn chế ăn đồ cứng, dai, quá lạnh hoặc quá nóng vì răng lúc này khá nhạy cảm và yếu.

4.2. Chườm đá lạnh

Khi cảm thấy đau, bạn hãy chườm đá lạnh lên 2 bên má để giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng. Tuy đau nhưng hãy đảm bảo đeo khay niềng đủ 20 - 22 tiếng/ngày để đạt được kết quả như mong muốn.

chườm đá lạnh khi niềng răng invisalign bị đau

Hình 3: Chườm đá lạnh khi niềng răng trong suốt Invisalign bị đau

4.3. Uống thuốc giảm đau

Thông thường, nha sĩ sẽ kê cho bạn một vài loại thuốc giảm đau để bạn có thể sử dụng tại nhà trong trường hợp không thể chịu đựng nổi nữa. Hãy đảm bảo sử dụng thuốc đúng liều lượng đã kê trong đơn.

Nếu tình trạng không thuyên giảm mặc dù đã sử dụng thuốc hoặc cơn đau kéo dài quá lâu thì hãy thông báo ngay với bác sĩ điều trị trực tiếp của bạn. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc giảm đau bên ngoài khi chưa có chỉ định của bác sĩ điều trị.

4.4. Vệ sinh khay niềng đúng cách

Ngâm khay niềng răng trong suốt trong dung dịch làm sạch chuyên dụng và dùng bàn chải lông mềm để loại bỏ hoàn toàn vết bẩn và mảng bám vào cuối ngày. Hãy vệ sinh khay niềng hàng ngày để chúng luôn sạch, không bị đổi màu hay tích tụ vi khuẩn và gây mùi hôi.

Không sử dụng kem đánh răng hay xà phòng có màu, có mùi để làm sạch khay niềng Invisalign. Vì như vậy sẽ dễ làm mòn khay niềng, lưu màu và mùi hương gây khó chịu khi bạn sử dụng.

4.5. Tái khám định kỳ

Thời gian tái khám lý tưởng nhất trong quá trình niềng răng Invisalign là khoảng 6 - 8 tuần. Tuy nhiên khoảng thời gian này là không cụ thể vì còn phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người. Do đó hãy đi theo đúng lịch tái khám mà nha sĩ hẹn trước với bạn. 

Việc tái khám định kỳ này là vô cùng quan trọng vì sẽ giúp đảm bảo quá trình niềng răng thực hiện theo đúng kế hoạch. Thông thường sau mỗi lần tái khám bạn cũng sẽ nhận được 1 khay niềng mới phù hợp với giai đoạn hiện tại của răng.

Vậy là Nha khoa Dr Thuần đã giúp bạn giải đáp thắc mắc vấn đề niềng răng Invisalign có đau không. Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về niềng răng Invisalign. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về niềng răng nói chung và về niềng răng Invisalign nói riêng thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé.

Xem thêm:

Bảng giá dịch vụ nha khoa tại Nha khoa Dr Thuần

Niềng răng Invisalign có phải nhổ răng khôn không?

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
NHA KHOA DR THUẦN & CỘNG SỰ
Địa chỉ: 94 Vân Giang, Thành phố Ninh Bình
Hotline 1: 02293 610 222
Hotline 2:
0912 869 838
Email: nkdrthuan@gmail.com
Website: https://nhakhoadrthuan.com

Bài viết liên quan

Mắc cài tự buộc và mắc cài thường kim loại giống và khác nhau thế nào?
Mắc cài tự buộc và mắc cài thường kim loại giống và khác nhau thế nào?
So sánh niềng răng Zenyum và Invisalign có gì khác biệt?
So sánh niềng răng Zenyum và Invisalign có gì khác biệt?
Niềng răng invisalign và 5 ưu điểm vượt trội
Niềng răng invisalign và 5 ưu điểm vượt trội
Niềng răng trẻ em 9 tuổi có nên không? Kinh nghiệm bạn cần biết
Niềng răng trẻ em 9 tuổi có nên không? Kinh nghiệm bạn cần biết